Chuyên mục lưu trữ: Tin tức

CuSO4

CuSO4 Đồng Sunfat là gì? Tính chất lý – hóa và Ứng dụng

CuSO4 là hóa chất được sử dụng nhiều trong đời sống, mang lại các lợi ích khác nhau cho con người. Vậy CuSO4 là gì? Có độc hại không? Tính chất và ứng dụng của CuSO4 như thế nào? Cristinacandela xin cung cấp thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

CuSO4

CuSO4 là gì?

CuSO4 có tên gọi là đồng sunfat, là hợp chất vô cơ. Chất này tồn tại ở dạng bột màu trắng, khi hút hơi ẩm trong khô khí sẽ chuyển sang dạng tinh thể ngậm nước CuSO4·5H2O có màu xanh lam. Bên cạnh dạng ngậm nước này, muối đồng sunfat còn tồn tại ở một số dạng ngậm nước khác như;

  • CuSO4 (muối khan, khoáng vật chalcocyanit)
  • CuSO4·3H2O (dạng trihydrat, khoáng vật bonatit)
  • CuSO4·7H2O (dạng heptahydrat, khoáng vật boothit)

Đồng sunfat CuSO4·5H2O được điều chế bằng cách cho CuO hoặc Cu(OH)2 hay CuCO3 tác dụng với axit H2SO4. Để tạo dạng muối khan, người ta làm mất nước pentahydrat ở mức nhiệt 250 ℃.

Tính chất vật lý

Để hiểu rõ hơn về CuSO4. quý vị hãy theo dõi thông tin về tính chất vật lý của hợp chất vô cơ này dưới đây:

Công thức phân tử: CuSO4

Màu sắc:

  • Dạng khan: bột trắng
  • Tinh thể ngậm 5 nước: màu lam
  • Tinh thể ngậm 7 nước: màu xanh dương

Khối lượng mol:

  • Dạng khan: 159,6096 g/mol
  • Ngậm 1 nước: 177,62488 g/mol
  • Ngậm 3 nước: 213,65544 g/mol
  • Ngậm 5 nước: 249,686 g/mol
  • Ngậm 6 nước: 267,70128 g/mol
  • Ngậm 7 nước: 285,71656 g/mol
  • Ngậm 9 nước: 321,74712 g/mol
  • Ngậm 44 nước: 952,28192 g/mol

Khối lượng riêng:

  • Khan: 3,603 g/cm³
  • 5 nước: 2,284 g/cm³
  • 7 nước (21 độ C): 1,944 g/cm³

Nhiệt độ nóng chảy:

  • 4 nước: 110 °C
  • 5 nước: 150 °C
  • Phân hủy ở nhiệt độ 650 °C

Độ hòa tan:

  • Khan: không hòa tan trong etanol
  • 5 nước: hòa tan trong methanol 10,4 g/L (18 ℃); không hòa tan trong etanol

Tính chất vật lý của CuSO4

Tính chất vật lý của CuSO4

Tính chất hóa học

Muối đồng sunfat có các tính chất hóa học cụ thể như sau:

Tác dụng với kiềm để tạo ra đồng hidroxit và muối mới gốc sunfat:

CuSO4 + 2KOH → K2SO4 + Cu(OH)2

Phản ứng với dung dịch NH3:

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4

Dạng khan có khả năng tác dụng với nước để tạo thành dạng tinh thể ngậm nước:

CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O

Tác dụng với các kim loại đứng trước đồng

CuSO4 + Zn → ZnSO4 + Cu

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu

CuSO4 + Mg → MgSO4 + Cu

Ứng dụng Đồng Sunfat

Trong thực tế, CuSO4 có được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại nhiều lợi ích cho con người. Cụ thể:

1. Trong xử lý nước

a. Xử lý nước bể bơi

CuSO4 có khả năng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của rêu tảo. Khi tác dụng với nước, muối đồng sẽ phân ly ra thành Cu2+ khiến rêu tảo không thể quang hợp. Sử dụng đồng sunfat để diệt rêu tảo trong bể bơi như sau:

  • Bước 1: Rải hóa chất lên bề mặt nước bể bơi theo tỉ lệ 100-400g/100m3 nước.
  • Bước 2: Bật hệ thống lọc tuần hoàn, điều chỉnh chế độ khuẩy nước từ 1-3h
  • Bước 3: Tắt hệ thống lọc, sử dụng hóa chất trợ lắng PAC và đợi từ 6-12 tiếng để chất bẩn keo tụ.
  • Bước 4: Hút hết các chất bẩn ra ngoài bằng bàn hút và máy bơm để làm sạch bể bơi nhanh chóng.

Ứng dụng của đồng sunfat để xử lý nước bể bơi

Ứng dụng của đồng sunfat để xử lý nước bể bơi

b. Xử lý bể cá

  • Dùng cho các mắc các bệnh: Trắng mang, đỏ mang, lở loét, rận cá, thối đuôi, vây,…
  • Cách dùng: Liều lượng dùng 0.3g/m3 nước, thực hiện 1 lần/ ngày, dùng liên tục từ 3 ngày.

c. Diệt rêu tảo trong các ao hồ nuôi tôm

Việc làm sạch hồ nuôi tôm rất quan trọng, nếu hồ có nhiều rêu tảo sẽ dẫn tới vật nuôi sinh bệnh, dễ bị nấm, các vi sinh vật tấn công. Người ta sử dụng CuSO4 để diệt tảo, nấm trong hồ nuôi tôm theo 2 cách như sau:

  • Với hồ đang nuôi tôm: Liều lượng dùng 0.1g/m3 nước, thực hiện 1 lần/ ngày, dùng liên tục từ 2-3 ngày.
  • Với hồ chưa nuôi tôm: Liều lượng dùng 0.25g/m3 nước, thực hiện 1 lần/ ngày, dùng liên tục từ 2-3 ngày.

CusO4 dùng trong hồ nuôi tôm

CusO4 dùng trong hồ nuôi tôm

2. Trong nông nghiệp

  • Chế biến làm phân bón để tăng sức đề kháng cho cây trồng, hạn chế sâu bệnh
  • Có trong thành phần thuốc kháng nấm cho cây
  • Sử dụng trong thức ăn chăn nuôi để điều hòa sinh trưởng

3. Trong công nghiệp

  • Dùng trong ngành dầu khí để điều chế chất xúc tác
  • Dùng trong ngành dệt may để làm thuốc nhuộm vải, tăng độ bền cho chất liệu
  • Làm chất tạo màu và bảo quản trong công nghiệp thực phẩm.
  • Một số ngành khác như in ấn, sản xuất kính, đồ gỗ, sản xuất sơn chống bẩn, đồ gốm,…

4. Trong phòng thí nghiệm

  • Dùng để kiểm tra các đường làm giảm trong dung dịch Fehling và Benedict.
  • Dùng để kiểm tra các ngọn lửa, các ion đồng cho phát sáng lục sâu, xanh sâu nhiều hơn so với ngọn lửa Barium.
  • Ứng dụng để làm xét nghiệm bệnh máu trắng.

Dùng CuSO4 trong phòng thí nghiệm

Dùng CuSO4 trong phòng thí nghiệm

Đồng sunfat có tác hại gì?

CuSO4 mang lại nhiều lợi ích khác nhau, tuy nhiên nếu lạm dụng dùng hóa chất này sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Cụ thể:

  • Gây rát da, xót mắt hoặc có thể gây ngước khi tiếp xúc
  • Nếu dùng quá mức cho phép có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu hoặc vàng da.

Chính vì vậy, cần sử dụng hóa chất đúng cách, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi tiếp xúc, dùng đúng liều lượng quy định và bảo quản hóa chất ở nơi an toàn, xa tầm tay của trẻ em.

Đồng sunfat bán ở đâu?

Hiện nay có nhiều đơn vị chuyên cung cấp hóa chất CuSO4 chất lượng, uy tín trên thị trường. Không chỉ mang đến những sản phẩm chất lượng mà còn mang đến dịch vụ tuyệt vời với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm. Các bạn có thể tham khảo công ty cổ phần Union với nhiều cam kết:

  • Cung cấp sản phẩm chất lượng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
  • Giá thành cạnh tranh với nhiều ưu đãi
  • Chính sách mua hàng, đổi trả và bảo hành tốt
  • Đặt hàng đơn giản, chốt đơn nhanh chóng 24/7
  • Phục vụ tận tâm, nhiệt tình, tư vấn và báo giá miễn phí
  • Phân phối sản phẩm trên toàn quốc với thời gian giao hàng được rút ngắn.

Tóm lại, CuSO4 có tầm quan trọng không nhỏ trong đời sống, giúp làm sạch nguồn nước nhanh chóng, loại bỏ rêu tảo và mang đến sự an toàn cho con người.

Đọc thêm các bài viết khác;

Chlorine là gì?

Chlorine là gì? – Ưu nhược điểm khi sử dụng Clorin xử lý nước

Bạn đang có nhu cầu sử dụng Clorin? Bạn muốn biết Chlorine là gì? Hóa chất có nguyên lý hoạt động ra sao? Đặc điểm như thế nào? Cùng Cristinacandela đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Chlorine là gì?

Chlorine là gì?

Chlorine là một hợp chất hóa học thường tồn tại dưới dạng hợp chất phổ biến như NaCl, Ca(ClO)2, NaOCl, HClO, HCl,…. Hợp chất hóa học này có tính oxy hóa và sát khuẩn cực mạnh. Chính vì vậy nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống như tẩy trắng, xử lý nước…

1. Nguyên lý hoạt động của Clorin

Khí Cl2, NaOCl, Ca(OCl)2 đều là các chất có tính oxy hóa mạnh. Khi tác dụng với nước sẽ tạo ra axit Hypochlorous và các ion Hypochlorite. Sau đó, axit Hypochlorous tiếp tục ion hóa để tạo ra ion Hypochlorite. HOCl có kích thước phân tử nhỏ và có khả năng trung hòa điện tích. Do đó OCl có hiệu quả khử trùng mạnh hơn khoảng 100 lần so với OCl-. Đặc biệt có khả năng hòa tan tế bào dễ dàng hơn so với  OCl-.

Lúc này Hypochlorous và các ion Hypochlorite sẽ tác động trực tiếp lên màng tế bào vi khuẩn, thẩm thấu vào bên trong làm thay đổi cấu trúc phân tử. Tế bào của vi khuẩn không hoạt động và vi sinh vật chết.

Phương trình hóa học cụ thể:

Cl2 + H2O = HOCl + HCl

HOCl = OCl + H+

2. Các loại Chlorine phổ biến

Các loại hóa chất phổ biến. Chlorin hiện đang được dùng để sản xuất 2 loại hóa chất là dạng viên nén và dạng bột. Cụ thể như sau:

a. Clorin dạng viên (TCCA 90)

TCCA 90 có tên hóa học là Axit trichloroisocyanuric, công thức là C3O3N3Cl3, hàm lượng pH(1% sol) từ 2,7 – 3,3. Đây là hóa chất có tính oxy hóa và sát khuẩn mạnh, được dùng trong xử lý nước, tẩy trắng. Đồng thời loại bỏ cặn bẩn, ngăn ngừa sự phát triển của rong rêu hiệu quả.

Clorin dạng viên (TCCA 90)

b. Chlorine dạng bột

Hóa chất này có công thức hóa học là Ca(ClO)2, tồn tại dưới dạng bột, màu trắng, có tính oxy hóa mạnh, dễ tan trong nước. Sản phẩm này còn được gọi là Clorin 70,  được dùng để khử trùng nước thải công nghiệp, nước bể bơi…Với loại này hiện đang có 2 loại chính được nhập khẩu từ Nhật và Trung Quốc.

Chlorine dạng bột

Chlorine có tác dụng gì?

Do có tính khử trùng mạnh nên hóa chất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình của hóa chất:

1. Chlorine xử lý nước

Đây là một trong những ứng dụng thường thấy của hóa chất. Clo có thể sử dụng để xử lý nước bể bơi, nước thải…liều lượng sử dụng tùy thuộc vào tình trạng ô nhiễm nước. Cụ thể như sau:

  • Khử trùng nước bể bơi: Để đảm bảo chất lượng nước trong bể luôn đạt chuẩn, cần duy trì nồng độ clo dư trong nước ở mức 0,6 – 1 ppm với độ pH=7,2 – 7,6.
  • Khử trùng nước sinh hoạt: Sử dụng hóa chất nồng độ 1% để hòa tan liên tục vào bể chứa, mục đích duy trì nồng độ clo dư trong nước từ 0,1 đến 0,2 ppm tại vòi sử dụng.

Chlorine xử lý nước

2. Dùng với mục đích tẩy rửa, khử trùng

Hóa chất được dùng với mục đích làm sạch, khử mùi trong nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm hay trên các vật dụng trong gia đình. Lúc này nên sử dụng hóa chất liều lượng 0,5%.

Để khử trùng nơi ở, khu vực công cộng trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạo như hiện nay. Sử dụng với liều lượng 5- 6g/lít nước rồi phun tại những khu vực cần xử lý.

Dùng với mục đích tẩy rửa, khử trùng

3. Sử dụng trong xử lý ao nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, hóa chất chlorine được dùng với nhiều mục đích khác nhau như:

  • Tẩy trùng ao nuôi, dụng cụ nuôi thủy sản…
  • Diệt khuẩn, diệt tảo trong nước ao nuôi.
  • Oxy hóa các chất hữu cơ, mầm bệnh trong ao nuôi.

– Liều lượng sử dụng:

  • Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100-200 ppm (30 phút)
  • Khử trùng đáy ao: 50-100 ppm.
  • Khử trùng nước ao: 20-30 ppm.
  • Xử lý bệnh do ký sinh trùng: 0,1-0,2 ppm.
  • Xử lý bệnh do vi khuẩn: 1-3 ppm (10 – 15 phút).

Sử dụng trong xử lý ao nuôi trồng thủy sản

Ưu nhược điểm khi sử dụng Clorin xử lý nước

Sử dụng hóa chất vào mục đích xử lý nước sẽ có những ưu nhược điểm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết ngay sau đây:

1. Ưu điểm

Clo là hóa chất xử lý nước chuyên dụng, được dùng phổ biến hiện nay. Vậy sử dụng loại hóa chất này sẽ mang đến những lợi ích gì?

  • Hiệu quả khử trùng nước cao. Phạm vi tác động rộng đến các chủng vi khuẩn.
  • Hóa chất không màu, không làm biến đổi màu của nước.
  • Dễ dàng kiểm soát liều lượng hóa chất cần dùng.
  • Hóa chất có khả năng loại bỏ một số mùi, hợp chất độc hại trong nước.
  • Đây là hóa chất phổ biến trên thị trường, nên dễ tìm mua, giá thành phải chăng.

2. Nhược điểm

Mặc dù mang đến nhiều ưu điểm tuyệt vời trong xử lý nước. Tuy nhiên hóa chất này cũng còn tồn tại một số nhược điểm nhất định như:

  • Sử dụng quá liều lượng, lượng clo dư trong nước sẽ ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bơi.
  • Hóa chất có tính ăn mòn cao, nên quá trình sử dụng và bảo quản cần hết sức cẩn trọng.
  • Không hiệu quả trong việc diệt virus.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

Nhiều người thắc mắc “chlorine có độc không?” Điều này còn tùy thuộc vào cách thức sử dụng của mỗi người. Chính vì vậy khi sử dụng hóa chất, người dùng cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn của hãng sản xuất hoặc của những người có chuyên môn.
  • Luôn chứa hóa chất trong bao bì ghi rõ thông tin, nhãn mác.
  • Bảo quản hóa chất tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Tuyệt đối không tự ý kết hợp hóa chất với những hóa chất khác.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản chlorine

Địa chỉ bán Chlorin chất lượng

Cristinacandela là một trong những địa chỉ bán hóa chất xử lý nước bể bơi chính hãng, uy tín hàng đầu hiện nay. Hóa chất do chúng tôi cung ứng được nhập trực tiếp từ hãng sản xuất, với đầy đủ giấy tờ chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ. Được kiểm định chất lượng bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt chuẩn.

Chung tôi cung cấp sản phẩm với giá clorin tốt nhất thị trường hiện nay. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, hoặc đặt mua hóa chất chính hãng, hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Cristinacandela vừa chia sẻ đến các bạn thông tin chi tiết về chlorine là gì? Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn.

Đọc thêm các nội dung khác liên quan:

Công thức tính độ pH [CHUẨN & CHÍNH XÁC]

Công thức tính độ pH [CHUẨN & CHÍNH XÁC]

Công thức tính độ pH là gì? Có những công cụ đo nồng độ pH nào được sử dụng nhiều trong thực tế? Nếu bạn cũng đang quan tâm câu hỏi trên, tham khảo ngay bài viết dưới đây của Tafuma để nhận những thông tin CHUẨN và hữu ích.

Công thức tính độ pH [CHUẨN & CHÍNH XÁC]

Công thức tính pH

Độ pH là một đại lượng chỉ mức độ hoạt động của ion Hidro giúp người dùng phân biệt dung dịch đó có tính kiềm hay tính axit. Thang đo pH có giá trị từ 1 – 14. Mức pH chuẩn của nước là 7. Nếu chỉ số pH <7 thì dung dịch đó có tính axit, ngược lại nếu chỉ số pH >7 thì dung dịch có tính bazơ (kiềm).

Công thức tính pH cụ thể:

  • Đối với các dung dịch axit, bạn cần xác định được nồng độ mol/l của H+ ở trạng thái cân bằng, có công thức chuẩn: pH= −log ([H+])
  • Đối với các dung dịch bazơ, bạn cần xác định được nồng độ mol/l của ion OH- ở trạng thái cân bằng, có công thức chuẩn: pH = 14 – pOH
  • Dung môi nước luôn có: pH + pOH = 14 hay [H+][OH] = 10-14

Trong đó:

  • [H+]: Biểu thị hoạt độ của các ion H+, được đo theo đơn vị là mol/lít (còn gọi là phân tử gam).
  • [OH]: Chỉ hoạt động của các ion OH (ion hydroxit) và cũng được đo theo đơn vị mol/l.
  • Log: Biểu thị logarit cơ số 10.

Công thức tính pH là gì?

Công thức tính pH là gì?

Công thức tính pH trong các trường hợp cụ thể

Tafuma chia sẻ cho người dùng công thức tính pH đối với axit, bazơ, muối, dung dịch đệm như sau:

1. Công thức tính độ pH đối với dung dịch axit

  • Dung dịch axit mạnh có công thức: pH = -log(Ca) trong đó Ca là nồng độ của axit.
  • Dung dịch axit yếu có công thức: pH = -1/2.logKa -1/2.logCa với Ka là hằng số điện ly của axit (axit yếu chỉ bị điện ly 1 phần).

2. Công thức tính pH đối với bazơ

  • Bazơ mạnh có công thức: pH = 14 + log(Cb) với Cb là nồng độ bazơ.
  • Bazơ yếu có công thức: pH = 14 +1/2logKb + 1/2.log(Cb) với Kb là hằng số điện ly bazơ.

3. Công thức tính pH của dung dịch muối

  • Dung dịch muối có công thức: pH = -1/2.logKa – 1/2.log(Cm).
  • Đặc biệt, với dung dịch muối tạo ra từ bazơ mạnh hoặc axit yếu thì áp dụng công thức: pH= 14 + 1/2.logKb + 1/2.log(Cm).

4. Cách tính pH của dung dịch hỗn hợp (dung dịch đệm)

Dung dịch đệm còn gọi là hỗn hợp dung dịch chứa axit yếu và bazơ liên hợp với nó hay hỗn hợp của bazơ yếu và axit liên hợp. Dung dịch đệm có khả năng chống các biến đổi pH có công thức tính gần đúng như sau: pH= pKa – lg Ca/Cb.

Công cụ đo nồng độ pH

Hiện nay, trên thị trường, phổ biến 4 công cụ đo nồng độ pH được nhiều người dùng ưa chuộng:

1. Chất chỉ thị màu

Có 2 phương thức đó khi dùng chất chỉ thị màu:

  • Một là, So sánh màu chuẩn tương ứng với một giá trị PH đã biết với màu chất chỉ thị nhúng trong dung dịch cần đo.
  • Hai là, Chuẩn bị giấy kiểm tra pH ngâm trong chất chỉ thị. Nhúng giấy vào dung dịch cần kiểm tra, so sánh với thang màu.

Chất chỉ thị màu

2. Dùng máy đo chuyên dụng

Máy đo cho kết quả chính xác và nhanh chóng nhất, tối ưu được thời gian. Bạn chỉ cần nhúng 2 đầu kim loại của máy đo xuống nước bể bơi/hồ bơi, theo dõi con số trên bảng điện tử.

Dùng máy đo chuyên dụng

3. Sử dụng quỳ tím

Đây được xem là công cụ quen thuộc, dễ thực hiện nhất mà vẫn đảm bảo cho ra kết quả nhanh.

Bận chỉ cần nhúng quỳ tím vào dung dịch, đợi quỳ tím chuyển màu rồi so sánh màu với thang đo tiêu chuẩn để xác định chỉ số pH cụ thể. Trong trường hợp, quỳ tím chuyển màu xanh, dung dịch có tính bazơ, chuyển màu đỏ, dung dịch có tính axit.

Công thức tính pH đối với bazơ - axit

Sử dụng quỳ tím test nước

Dùng bộ test thử nước

Đối với chủ kinh doanh hồ bơi, đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất có vai trò đo nồng độ pH và hàm lượng Clo có trong nước, đảm bảo nguồn nước đạt chuẩn. Trong trường hợp chất lượng vượt ngưỡng an toàn, người dùng cần xử lý kịp thời bằng cách sử dụng hàm lượng hóa chất bể bơi xử lý nước phù hợp.

Bạn chỉ cần lấy mẫu nước bể bơi ở độ sâu 50m, cho vào ống nghiệm, nhỏ dung dịch phenol, đậy kín và lắc đều. Sau đó, đợi dung dịch chuyển màu, so sánh với bảng màu ra kết quả chính xác nhất.

Bộ test nước bể bơi Emaux

Bộ test nước bể bơi Emaux

Tóm lại, Tafuma đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích về công thức tính độ pH chuẩn để người dùng tham khảo. Quý khách có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng comment bên dưới bài viết. Hy vọng, với kiến thức bổ ích trên, khách yêu có cách tính pH chính xác.

Đọc thêm nội dung khác:

Độ pH là gì?

Độ pH là gì? Ứng dụng và độ pH của một số dung dịch phổ biến

Độ pH là gì? Bạn muốn tìm hiểu độ pH của một số dung dịch phổ biến hiện nay? Ứng dụng của pH trong đời sống như thế nào? Tafuma sẽ cập nhật đầy đủ thông tin hữu ích cho quý vị qua bài viết dưới đây, cùng dõi theo ngay nhé!

Độ pH là gì?

Độ pH là gì?

Độ pH là gì?

Bạn đã từng nghe khá nhiều đến từ pH hay độ pH trong đời sống hàng ngày. Độ pH được hiểu là chỉ số chỉ mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch. Từ đó, đưa ra kết luận dung dịch đó có tính bazơ hay tính axit.

Mỗi loại dung dịch đều tồn tại ở dạng lỏng và có độ pH riêng. Giới hạn thang đo pH chạy từ 0 – 14, có công thức tính pH sau: pH = -log[H+]

Thông thường, pH chia ra làm 3 thang:

  • Nếu 14 > pH > 7 thì dung dịch đó có tính kiềm.
  • Nếu 0 < pH < 7 thì dung dịch đó có tính axit.
  • Nếu pH = 7 thì dung dịch trung tính (axit và kiềm cân bằng).

Nếu dung dịch có độ pH càng cao thì tính kiềm càng lớn và ngược lại. Độ pH của dung dịch càng nhỏ thì tính axit càng cao. Có nhiều cách xác định pH như sử dụng bộ test nước, chất chỉ thị màu hoặc dùng máy đo pH nước.

Độ pH là gì?

Ứng dụng của độ ph

Độ pH được ứng dụng rộng rãi trong đời sống mà nhiều người dùng chưa biết đến tiện ích của nó, cụ thể:

  • Trong ngành y tế: pH giúp phát hiện nhiều loại bệnh lý liên quan đến sức khỏe con người như độ pH của máu, dạ dày, nước tiểu….
  • Trong ngành hóa học: Nhiều phản ứng cần được thực hiện ở một độ pH cụ thể để thu sản phẩm sau phản ứng như mong muốn.
  • Trong ngành thủy sản: Giúp bạn kiểm soát độ pH giúp thủy sản phát triển tốt.
  • Trong ngành nông nghiệp: Độ pH chuẩn sẽ giúp người dùng chọn lựa cây trồng phù hợp, đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Trong xử lý nước ăn uống: Kiểm soát chất lượng nguồn nước sạch, đảm bảo nguồn nước an toàn.
  • Trong kiểm soát chất lượng nước bể bơi: đo pH của nước hồ bơi từ đó có phương án sử dụng hóa chất bể bơi hợp lý.

Ứng dụng độ pH hiện nay

Ứng dụng độ pH hiện nay

Độ pH của một số dung dịch phổ biến

Mỗi chất đều có pH riêng biệt, không giống nhau. Tafuma sẽ tổng hợp nồng độ pH của các chất phổ biến để quý khách tham khảo, cụ thể:

1. Độ pH của nước

Nước là dung dịch phổ biến, chiếm tỉ trọng lớn trên trái đất với >70% bao gồm nhiều loại như nước ngọt, nước mặn, nước phèn. Mỗi loại nước lại có pH riêng, chẳng hạn: Nước sạch tinh khiết có độ pH là 7, nước dùng sinh hoạt có độ pH dao động từ 6-8,5…

1. Độ pH của nước

2. Độ pH của đất

Theo trang Wikipedia.org, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – Dịch vụ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đã phân loại phạm vi pH đất như sau:

Tên Phạm vi pH
Siêu axit <3,5
Cực kỳ axit 3.5 – 4.4
Axit rất mạnh 4.5
Axit mạnh 5.1 5.15.5
Axit vừa phải 5,6666.0
Có tính axit nhẹ 6.1 – 6.5
Trung tính 6,6777.3
Hơi kiềm 7.4 – 7.8
Kiềm vừa phải 7.9 – 8.4
Kiềm mạnh 8,5
Kiềm rất mạnh > 9.0

Địa hình Việt Nam khá đa dạng với nhiều loại đất, dựa vào bảng màu pH, được chia ra:

  • Chỉ số pH đất từ 3 > pH > 5: Đất có tính axit cao, không thích hợp trồng trọt.
  • Chỉ số pH đất từ 5,1 < pH < 6: Đất có tính axit (đất hơi chua).
  • Chỉ số pH đất từ 6,1 < pH < 7: Đất trung tính, thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Chỉ số pH đất từ 7,1 – 8: Đất có tính hơi kiềm, thích hợp trồng cây họ đậu

2. Độ pH của đất

3. Độ pH của axit

Trong thang đo pH, axit nằm trong khoảng 0 < pH < 7. Hóa chất có tính axit phổ biến như HCl, H2SO4…

4. Độ pH của nước tiểu

Xác định độ pH trong nước tiểu giúp người dùng kiểm tra được tình trạng sức khỏe của mình, phát hiện bệnh có khả năng biến chứng nguy hiểm như đái tháo đường, sỏi thận, viêm dạ dày… Một người trưởng thành có độ pH lý tưởng từ  4,6 < pH < 8.

4. Độ pH của nước tiểu

5. Độ pH của sữa rửa mặt

Nồng độ pH lý tưởng có trong sữa rửa mặt từ 6 < pH < 7. Vì vậy, người dùng cần chọn loại sữa an toàn để mang lại hiệu quả cao nhất cho làn da.

Chỉ số pH trong sữa rửa mặt

Chỉ số pH trong sữa rửa mặt

6. Độ pH của bazo

Trong thang đo, một chất kiềm hay bazơ có chỉ số pH từ 8 < pH < 14. Bao gồm các chất hóa học như NaOH, KOH, Ba(OH)2, Fe(OH)2…

Chỉ số pH bao nhiêu là phù hợp?

Theo tiêu chuẩn của bộ Y Tế về chất lượng nước, để nguồn nước đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, độ pH của nước sinh hoạt dao động từ 6 – 8.5. Nếu như nguồn nước có độ pH < 7 cũng sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Vì vậy, để phòng tránh tình trạng trên,  bạn nên kiểm tra chất lượng nước uống và sinh hoạt thường xuyên. Người dùng nên:

  • Sử dụng nguồn nước có pH trung tính ( pH = 7).
  • Với độ pH dao động từ 7 – 9.5 là nước kiềm, tốt cho sức khỏe và đường ruột, phòng chống oxy hóa.

Như vậy, chỉ số pH nước sinh hoạt phù hợp cho sức khỏe người dùng nên ở mức 7 – 9,5.

Chỉ số pH bao nhiêu là phù hợp?

Chỉ số pH bao nhiêu là phù hợp?

Trên đây, Tafuma hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất đến người dùng, giúp bạn dễ dàng trả lời được câu hỏi Độ pH là gì? Quý khách có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng comment dưới bài viết hoặc gọi đến số hotline để được nhân viên hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cũ hơn:

Axít Sunfuric là gì?

Axít Sunfuric – H2SO4 là gì? Tính chất hóa học & lưu ý sử dụng

Axít Sunfuric là chất gì? Tính chất hóa học của chất này là gì? Ứng dụng ra sao? Khi sử dụng và bảo quản acid sulfuric cần lưu ý gì? Nếu bạn đang thắc mắc về các vấn đề trên hãy theo dõi ngay bài viết này của Cristinacandela nhé!

Axít Sunfuric là gì?

Axít Sunfuric là gì?

Axít Sunfuric có công thức hóa học là H2SO4 là một loại axit vô cơ được tạo thành từ các nguyên tố: hidro, oxi, lưu huỳnh (S). H2SO4 loại axit dạng lỏng, không màu không mùi và sánh, có thể hòa tan trong nước.

H2SO4 có tính acid mạnh và tính ăn mòn cao. Và nếu Axit sunfuric ở nồng độ cao, no có tính chất khử nước và oxy hóa. H2SO4 cũng hút ẩm, dễ dàng hấp thụ hơi nước từ không khí. Khi tiếp xúc, Acid sulfuric có thể gây bỏng hóa chất nghiêm trọng và thậm chí bỏng nhiệt thứ cấp; nó rất nguy hiểm ngay cả ở nồng độ vừa phải.

Ứng dụng phổ biến nhất của Acid Sulfuric là sản xuất phân bón. Nó cũng là một hóa chất quan trọng trong công nghiệp hóa chất. Ứng dụng chính ngoài sản xuất phân bón là chế biến khoáng sản, lọc dầu, xử lý nước thải, hóa muối các kim loại mạnh hơn Cu và tổng hợp hóa học. Nó có một loạt các ứng dụng cuối cùng bao gồm cả chất tẩy rửa có tính acid trong nước và làm chất điện phân trong pin acid-chì và trong các chất tẩy rửa khác nhau.

Cấu trúc phân tử H2SO4

Cấu trúc phân tử của H2SO4

Cấu trúc phân tử của H2SO4

Tính chất vật lý Axit sunfuric (H2SO4)

Axít H2SO4 được tồn tại ở dạng chất lỏng với các tính chất vật lý cụ thể như sau:

  • Phân tử gam: 98,078 g/mol
  • Nhiệt độ nóng chảy: 10 °C, 283 K
  • Nhiệt độ sôi: 338 °C
  • Không màu, không mùi, sánh nhớt
  • Nặng hơn nước, khó bay hơi
  • Tan vô hạn trong nước
  • Khi ở dạng đặc sẽ hút nước và tỏa nhiệt nhiều
  • Có khả năng ăn mòn và than hóa các hợp chất hữu cơ

Mặc dù có thể sản xuất acid sulfuric 100%, nhưng nó sẽ mất SO3 ở điểm sôi để tạo ra acid 98,3%. Acid 98% cũng ổn định hơn khi lưu trữ, vì nó là dạng thông thường của acid sulfuric đậm đặc. Các nồng độ khác của acid sulfuric được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Một số nồng độ phổ biến là:

  • 10%, acid sulfuric loãng dùng trong phòng thí nghiệm.
  • 33,5%, acid cho ắc quy (sử dụng trong các ắc quy acid-chì)
  • 62,18%, acid trong bể (chì) hay để sản xuất phân bón
  • 77,67%, acid trong tháp sản xuất hay acid Glover.
  • 98%, đậm đặc

Tính chất hóa học

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về axit H2SO4, chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về tính chất hóa học của chất này như sau.

1. Dạng loãng

Axit sunfuric loãng àm quỳ tím hóa đỏ và có các phản ứng nổi bật sau:

H2SO4 tác dụng với kim loại (trừ Pb) tạo ra muối và giải phóng khí hidro:

2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2

Phản ứng với oxit bazơ tạo thành muối mới:

AlO + H2SO4 (loãng) → AlSO4 + H2O

Tác dụng với bazơ để cho ra muối mới và nước, ví dụ H2SO4 ra Na2SO4

NaOH + H2SO4 (loãng) → NaHSO4 + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4

Phản ứng với muối để tạo ra muối mới:

Na2CO3 +H2SO4 (loãng) → Na2SO4 + H2O + CO2

2. Dạng đặc

Với nồng độ cao hơn, Axit sunfuric đặc có tính oxi hóa vô cùng mạnh, có thể tác dụng với nhiều chất khác nhau:

Tác dụng được với đồng để tạo thành muối đồng và giải phóng ra khí có mùi sốc:

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Phản ứng với phi kim như các bon và lưu huỳnh để tạo oxit axit:

S + 2H2SO4 → 3SO2↑ + 2H2O

C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2

Có khả năng tác dụng với chất khử cho ra muối và nước:

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O

2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 2H2O

Tác dụng với hợp chất hữu cơ (đường) sẽ dẫn tới hiện tượng sôi trào và biến này đường thành màu đen:

C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

Tính chất hóa học của H2SO4

Tính chất hóa học của H2SO4

H2SO4 là chất điện li mạnh hay yếu?

Acid sulfuric ở dạng khan là một chất lỏng phân cực, có hằng số điện môi khoảng 100. Vì vậy nó có khả năng tự phân ly bằng cách tự proton hóa chính nó. Phương trình như sau:

2 H2SO4 → H3SO4+ + HSO4

Với khả năng điện li mạnh, H2SO4 là một chất dẫn điện tốt và đồng thời là một dung môi phù hợp cho nhiều phản ứng khác nhau.

Điều chế Axit sunfuric (H2SO4)

Có nhiều cách để điều chế acid sulfuric khác nhau, tuy nhiên dưới đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn phương pháp điều chế đơn giản và phổ biến nhất. Hãy theo dõi thông tin ngay dưới đây nhé!

Bước 1: Đốt quặng sắt để thu được khí SO2:

4FeS2 + 11O2 → 8SO2 + 2Fe2O3

Bước 2: Cho SO2 thu được tác dụng với O2 để tạo ra SO3 (Điều kiện phản ứng: 400 – 500 độ C, xúc tác V2O5):

2SO2 + O2 → 8SO3

Bước 3: Cho SO3 tác dụng với H2SO4 đặc để tạo thành oleum:

H2SO4.nSO3: nSO3 + H2SO4 → H2SO4 .nSO4

Bước 4: Pha loãng oleum với 1 lượng H2SO4 thích hợp:

H2SO4 .nSO3 + (n+1) H2O→ (n+1)H2SO4

Ứng dụng của Axit sunfuric

Axit H2SO4 được sử dụng đa dạng trong đời sống đặc biệt là các ngành công nghiệp. Dưới đây là thông tin chi tiết:

1. Xử lý nước thải

Được xem là chất oxi hóa mạnh, hóa chất này dùng trong các nhà máy xử lý nước nước thải với công dụng cải thiện mùi nước, loại bỏ tạp chất và cân bằng thành phần nước. Cụ thể axit sunfuric có khả năng các loại ion Mg2+, Ca2+ trong nước thải.

2. Sản xuất hóa chất công nghiệp

Để sản xuất các hóa chất quan trọng như axit photphoric, hydrochloric, axit nitric,… thì không thể không sử dụng đến H2SO4.

3. Dùng trong các ngành công nghiệp

Hiện nay có rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau đang sử dụng loại hóa chất này:

  • Sản xuất kim loại đồng, thép, kẽm, giaven,…
  • Chế tạo thuốc nhuộm, thuốc nổ, chất dẻo hoặc dược phẩm
  • Sử dụng trong các ắc quy, axit chì,…

4. Ứng dụng trong ngành sản xuất phân bón

Khoảng 60% lượng axit trên toàn cầu hiện nay được sử dụng để sản xuất ra axit photphoric. Nhờ vậy mà có thể tạo ra các các loại phân vô cơ khác nhau, bổ sung dưỡng chất cho cây trồng phát triển,…

5. Đối với phòng thí nghiệm

H2SO4 đặc và H2SO4 loãng là hóa chất không thể thiếu trong các phòng thí nghiệm. Nó được dùng để tạo kết tủa, điều chế và phân biệt các chất khác nhau,…

Ứng dụng của axit H2SO4 trong thực tiễn

Ứng dụng của axit H2SO4 trong thực tiễn

Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản axit sunfuric

Đây là loại axit mạnh, rất độc hại cho con người nên khi sử dụng và bảo quản bạn cần phẩn tuân thủ tuyệt đối các quy tắc an toàn. Không chỉ vậy, người dùng cũng cần lưu ý các vấn đề như sau:

1. Lưu ý khi sử dụng H2SO4

Để tránh bị bỏng, ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng và tiếp xúc với loại axit này bạn cần lưu ý:

  • Khi pha loãng H2SO4 với nước cần đỏ nước nhẹ nhàng vào axit để đảm bảo an toàn, tránh làm theo chiều ngược lại.
  • Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất này nwh: găng tay, khẩu trang, kính, ủng…
  • Không đổ trực tiếp Axit sunfuric ra khỏi bình chứa vì rất nguy hiểm
  • Sử dụng pipet dày với nút cao su để đảm bảo an toàn, tránh gây bỏng tay.
  • Không đổ thẳng axit và chai lọ chứa dễ bắn ra bên ngoài gây bỏng thứ cấp.
  • Nếu đun nóng H2SO4 cần trang bị mặt nạ phòng độc vì nó sẽ sinh ra khi SO2 và SO3 độc hại.

Lưu ý khi sử dụng axit H2SO4

Lưu ý khi sử dụng axit H2SO4

2. Lưu ý khi bảo quản

Đã không không ít tình trạng bảo quản sai cách háo chất dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ với con người mà còn với môi trường xung quanh. Dưới đây là những điều bạn cần làm được khi bảo quản axit H2SO4

  • Bảo quản axit H2SO4 vào chai lọ, thùng nhựa hoặc phuy có nắp đậy kín
  • Tuyệt đối không đựng axit và bình làm từ kim loại bởi rất dễ bị ăn mòn và gây rò rỉ ra bên ngoài.
  • Để hóa chất ở phòng chứa riêng khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời tác dụng trực tiếp.
  • Không để H2SO4 gần các nơi chứa chất khử; kim loại, bazo hoặc axit gây cháy nổ vô cùng nguy hiểm.

Lưu ý khi bảo quản axit H2SO4

Lưu ý khi bảo quản axit H2SO4

Axit sunfuric mua ở đâu chất lượng?

Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp axít sunfuric kém chất lượng nên khi sử dụng gây nguy hiểm khôn lường. Vì vậy bạn hãy lựa chọn Cristinacandela – địa chỉ uy tín cung cấp H2SO4 chất lượng. Chúng tôi đảm bảo cho người tiêu dùng về chất lượng và giá thành. Không chỉ vậy, bạn còn luôn được tư vấn và phục vụ nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên của chúng tôi. Để đặt mua sản phẩm chất lượng, giá rẻ hãy liên hệ ngay đến Cristinacandela nhé!

Như vậy, Axít sunfuric là hóa chất quan trọng đặc biệt là trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên đây là loại hóa chất có tính ăn mòn cực cao, nên khi sử dụng và bảo quản bạn cần ghi nhớ những lưu ý mà chúng tôi cung cấp ở trên nhé!

Đọc thêm các bài viết khác: