Độ tan trong nước của 1 chất là 1 phần kiến thức quan trong mà bất cứ học sinh nào cũng cần biết. Tuy nhiên, khi được hỏi Na2CO3 có tan trong nước không? Không phái ai cũng dễ dàng trả lời 1 cách nhanh chóng. Tìm ngay lời giải qua bài viết dưới đây nhé.
Độ tan trong nước của 1 chất là gì?
Độ tan trong nước được hiểu theo nghĩa cơ bản là số gam chất đó tan trong 100mg nước ở một điều kiện nhiệt độ của môi trường nhất định. Tuy nhiên, không phải loại chất nào cũng tan trong nước.
Chính vì vậy, để xác định độ tan trong nước, các nhà khoa học đã đưa ra 3 nhóm chất. Cụ thể như sau:
- Chất tan hoặc dễ tan: Ở 100g nước hòa tan được >10g chất
- Chất ít tan: Ở 100g nước hòa tan được <1g chất
- Chất không tan: Ở 100g nước hòa tan được < 0,01g
Trên thực tế, có nhiều người thường nhầm lẫn độ tan với tích số tan. Theo đó, tích số tan nên được hiểu là tích giữa số các nồng độ của những ion tự do trong dung dịch bão hòa ở một điều kiện nhiệt độ nhất định với các chỉ số của ion trong phân tử.
Một vài yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
Độ tan của 1 chất bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, trước khi xác định Na2CO3 có tan trong nước hay không, tham khảo ngay những tác động dưới đây để có những đánh giá đúng đắn nhé.
- Tác động của nhiệt độ đối với độ tan của chất rắn: Yếu tố nhiệt độ sẽ tỷ lệ thuận với độ tan của chất rắn, nghĩa là khi nhiệt độ tăng thì khả năng tan của chất rắn cũng dễ dàng hơn và ngược lại
- Ảnh hưởng của chất khí với nhiệt độ và áp suất trong độ tan: Khác với chất rắn, khi nhiệt độ và áp suất cao, chất khí có khả năng tan thấp và ngược lại.
Cách xác định độ tan trong nước của 1 chất
Như vậy, để giải đáp thắc mắc NA2CO3 có tan trong nước hay không, bạn cần tham khảo ngay công thức xác định độ tan của 1 chất. Công thức đó như sau:
S = (Mct/Mdm)x100
- Trong đó: Mct là khối lượng chất tan
- Mdm là khối lượng dung môi
- S là độ tan
Với cách tính này, khi độ tan càng lớn thì chất đó càng dễ bị tan và độ tan càng nhỏ thì chất đó rất khó để hoà tan trong 100mg dung dịch nước. Ngoài ra, bạn có thể đưa ra mối quan hệ giữa độ tan của một chất với nồng độ % của một dung dịch bão hoà.
Công thức này cụ thể như sau:
C=(100S/(100+S))
Trong đó:
- C: Nồng độ % của dung môi
- S: Độ tan của 1 chất
Xem thêm: Na2CO3 là chất điện li mạnh hay yếu
Na2CO3 có tan trong nước không?
Với những chia sẻ ở trên, ta có thể dễ dàng xác nhận được 1 chất với khả năng tan trong như thế nào. Tính tan của một số axit, bazơ, muối phần lớn được xác định chi tiết như sau:
- Hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3)
- Phần lớn các bazơ đều không tan trong nước trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2,…
- Muối natri, kali, nitrat đều tan: NaCl, K2SO4,NaNO3, AgNO3,…
- Hầu hết các muối clorua, sunfat đều tan trừ AgCl, BaSO4, CaSO4…
- Các muối cacbonat, photphat không tan trừ muối có gốc của natri, kali
Theo đó, chắc hẳn bạn cũng đoán ra Na2CO3 có tan trong nước không rồi phải không nào? Là muối cacbonat, loại muối này có thể dễ dàng tan trong nước, tạo nên nhiều phản ứng đặc trưng cho tính chất của hợp chất này.
Trên đây là 1 vài chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về độ tan cũng như xác định cụ thể Na2CO3 có tan trong nước không. Hi vọng chúng thật sự hữu ích tới quý vị và các bạn. Nếu bạn muốn tham khảo và mua Na2CO3, liên ngay hotline 0912644646 để được hỗ trợ miễn phí.