Độ pH là gì? Bạn muốn tìm hiểu độ pH của một số dung dịch phổ biến hiện nay? Ứng dụng của pH trong đời sống như thế nào? Tafuma sẽ cập nhật đầy đủ thông tin hữu ích cho quý vị qua bài viết dưới đây, cùng dõi theo ngay nhé!
Độ pH là gì?
Độ pH là gì?
Bạn đã từng nghe khá nhiều đến từ pH hay độ pH trong đời sống hàng ngày. Độ pH được hiểu là chỉ số chỉ mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch. Từ đó, đưa ra kết luận dung dịch đó có tính bazơ hay tính axit.
Mỗi loại dung dịch đều tồn tại ở dạng lỏng và có độ pH riêng. Giới hạn thang đo pH chạy từ 0 – 14, có công thức tính pH sau: pH = -log[H+]
Thông thường, pH chia ra làm 3 thang:
- Nếu 14 > pH > 7 thì dung dịch đó có tính kiềm.
- Nếu 0 < pH < 7 thì dung dịch đó có tính axit.
- Nếu pH = 7 thì dung dịch trung tính (axit và kiềm cân bằng).
Nếu dung dịch có độ pH càng cao thì tính kiềm càng lớn và ngược lại. Độ pH của dung dịch càng nhỏ thì tính axit càng cao. Có nhiều cách xác định pH như sử dụng bộ test nước, chất chỉ thị màu hoặc dùng máy đo pH nước.
Ứng dụng của độ ph
Độ pH được ứng dụng rộng rãi trong đời sống mà nhiều người dùng chưa biết đến tiện ích của nó, cụ thể:
- Trong ngành y tế: pH giúp phát hiện nhiều loại bệnh lý liên quan đến sức khỏe con người như độ pH của máu, dạ dày, nước tiểu….
- Trong ngành hóa học: Nhiều phản ứng cần được thực hiện ở một độ pH cụ thể để thu sản phẩm sau phản ứng như mong muốn.
- Trong ngành thủy sản: Giúp bạn kiểm soát độ pH giúp thủy sản phát triển tốt.
- Trong ngành nông nghiệp: Độ pH chuẩn sẽ giúp người dùng chọn lựa cây trồng phù hợp, đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.
- Trong xử lý nước ăn uống: Kiểm soát chất lượng nguồn nước sạch, đảm bảo nguồn nước an toàn.
- Trong kiểm soát chất lượng nước bể bơi: đo pH của nước hồ bơi từ đó có phương án sử dụng hóa chất bể bơi hợp lý.
Ứng dụng độ pH hiện nay
Độ pH của một số dung dịch phổ biến
Mỗi chất đều có pH riêng biệt, không giống nhau. Tafuma sẽ tổng hợp nồng độ pH của các chất phổ biến để quý khách tham khảo, cụ thể:
1. Độ pH của nước
Nước là dung dịch phổ biến, chiếm tỉ trọng lớn trên trái đất với >70% bao gồm nhiều loại như nước ngọt, nước mặn, nước phèn. Mỗi loại nước lại có pH riêng, chẳng hạn: Nước sạch tinh khiết có độ pH là 7, nước dùng sinh hoạt có độ pH dao động từ 6-8,5…
2. Độ pH của đất
Theo trang Wikipedia.org, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – Dịch vụ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đã phân loại phạm vi pH đất như sau:
Tên | Phạm vi pH |
Siêu axit | <3,5 |
Cực kỳ axit | 3.5 – 4.4 |
Axit rất mạnh | 4.5 |
Axit mạnh | 5.1 5.15.5 |
Axit vừa phải | 5,6666.0 |
Có tính axit nhẹ | 6.1 – 6.5 |
Trung tính | 6,6777.3 |
Hơi kiềm | 7.4 – 7.8 |
Kiềm vừa phải | 7.9 – 8.4 |
Kiềm mạnh | 8,5 |
Kiềm rất mạnh | > 9.0 |
Địa hình Việt Nam khá đa dạng với nhiều loại đất, dựa vào bảng màu pH, được chia ra:
- Chỉ số pH đất từ 3 > pH > 5: Đất có tính axit cao, không thích hợp trồng trọt.
- Chỉ số pH đất từ 5,1 < pH < 6: Đất có tính axit (đất hơi chua).
- Chỉ số pH đất từ 6,1 < pH < 7: Đất trung tính, thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
- Chỉ số pH đất từ 7,1 – 8: Đất có tính hơi kiềm, thích hợp trồng cây họ đậu
3. Độ pH của axit
Trong thang đo pH, axit nằm trong khoảng 0 < pH < 7. Hóa chất có tính axit phổ biến như HCl, H2SO4…
4. Độ pH của nước tiểu
Xác định độ pH trong nước tiểu giúp người dùng kiểm tra được tình trạng sức khỏe của mình, phát hiện bệnh có khả năng biến chứng nguy hiểm như đái tháo đường, sỏi thận, viêm dạ dày… Một người trưởng thành có độ pH lý tưởng từ 4,6 < pH < 8.
5. Độ pH của sữa rửa mặt
Nồng độ pH lý tưởng có trong sữa rửa mặt từ 6 < pH < 7. Vì vậy, người dùng cần chọn loại sữa an toàn để mang lại hiệu quả cao nhất cho làn da.
Chỉ số pH trong sữa rửa mặt
6. Độ pH của bazo
Trong thang đo, một chất kiềm hay bazơ có chỉ số pH từ 8 < pH < 14. Bao gồm các chất hóa học như NaOH, KOH, Ba(OH)2, Fe(OH)2…
Chỉ số pH bao nhiêu là phù hợp?
Theo tiêu chuẩn của bộ Y Tế về chất lượng nước, để nguồn nước đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, độ pH của nước sinh hoạt dao động từ 6 – 8.5. Nếu như nguồn nước có độ pH < 7 cũng sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Vì vậy, để phòng tránh tình trạng trên, bạn nên kiểm tra chất lượng nước uống và sinh hoạt thường xuyên. Người dùng nên:
- Sử dụng nguồn nước có pH trung tính ( pH = 7).
- Với độ pH dao động từ 7 – 9.5 là nước kiềm, tốt cho sức khỏe và đường ruột, phòng chống oxy hóa.
Như vậy, chỉ số pH nước sinh hoạt phù hợp cho sức khỏe người dùng nên ở mức 7 – 9,5.
Chỉ số pH bao nhiêu là phù hợp?
Trên đây, Tafuma hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất đến người dùng, giúp bạn dễ dàng trả lời được câu hỏi Độ pH là gì? Quý khách có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng comment dưới bài viết hoặc gọi đến số hotline để được nhân viên hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết cũ hơn: