Bạn biết đến Clo dư và tác hại của chúng? Hay làm thế nào để khử Clo dư trong nước máy? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích về các vấn đề này. Cùng CristinaCandela tìm hiểu nhé!
Clo dư là gì?
Clo là chất hóa học, ở dạng khí chúng có màu vàng lục nhạt, nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần, có mùi hắc đặc trưng và được biết đến là chất độc cực mạnh. Theo đó ở dạng nguyên tố trong điều kiện chuẩn, Clo là một chất có mức oxy hóa cao, do đó được ứng dụng để tẩy trắng và khử trùng. Ngoài ra nó cũng là thuốc thử trong một số phản ứng hóa học, được ứng dụng trong ngành công nghiệp.
Còn Clo dư được hiểu là lượng Clo còn sót lại trong nước, thủy cục sau một khoảng thời gian nhất định. Mục đích của việc này là để ngăn ngừa vi khuẩn tái nhiễm trong quá trình lưu trữ nước trước khi sử dụng. Clo dư tồn tại ở dạng Clo có sẵn, ví dụ như hợp chất axit hypochlorous (HClO) và hypochlorite (ClO–). Lượng Clo dư có trong nước khi kết hợp cùng một số chất khác, sẽ tạo thành Clo kết hợp, hay còn gọi là Chloramine, khi đó sẽ giảm hiệu quả khử trùng nước.
(Nguồn tham khảo: https://thietbibeboi.union.com.vn/blog/clo-du/)
Clo dư và clo tổng trong nước
Khi Clo được cho vào nước, chúng sẽ phản ứng với nhiều chất khác trong đó có chất hữu cơ và kim loại. Sau đó sẽ làm ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn. Trong quá trình này Clo được phân thành nhiều loại, cụ thể như:
1. Clo dư
Clo được bổ sung thêm nước thường ở dạng hợp chất như Natri hypochlorite (NaClO), Canxi hypoclorit (Ca(OCl)2). Cl2, chúng sẽ nhanh chóng phản ứng:
Cl2 + H2O → HOCl + H+ + Cl–
NaClO (nước javen), Clo bột khử trùng (Ca(OCl)2) phản ứng với nước sẽ cho ra sản phẩm:
Ca(OCl)2 + 2H2O → Ca2+ + 2HOCl + 2OH–
NaOCl + H2O → Na+ + HOCl + OH–
Mà HOCl là acid yếu nên sẽ phân ly trong nước:
HOCl ⇔ H+ + OCl–
Còn lại lượng Cl2, HClO–, ClO– chưa được phản ứng với chất nước sẽ là Clo dư, hay còn gọi là Clo tự do.
2. Clo tổng
Clo tổng được hiểu là lượng Clo cần thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng và lượng Clo dư được bổ sung với mục đích ngăn chặn sự tái nhiễm của vi khuẩn. Khi đó:
Clo tổng = Clo kết hợp + Clo dư
Trong trường hợp nước sạch không chứa các chất ô nhiễm, Clo nhu cầu bằng 0 vì không có vật liệu vô cơ hay hữu cơ và cũng không có Clo kết hợp. Khi đó nồng độ tự do sẽ là nồng độ Clo được cho thêm vào.
Tiêu chuẩn Clo trong nước
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tiêu chuẩn nồng độ Clo trong nước được quy định như sau:
1. Tiêu chuẩn hàm lượng Clo trong nước sinh hoạt
- Đối nước uống, nồng độ Clo cho phép ở ngưỡng 0.3 – 0.5mg/l, nhưng trên thực tế hàm lượng Clo trong nước máy cao hơn nhiều so mức quy định.
- Đối với nước sinh hoạt, tiêu chuẩn nồng độ Clo ở mức 0,2mg/lít được coi là an toàn và tối đa là 1mg/lít.
- Ngoài ra tại Điều 4 Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng trong mục đích sinh hoạt ban hành thông qua Thông tư 40/2018/TT-BTY thì hàm lượng Clo dư cho phép dao động trong khoảng 0.2 – 1.0 mg/l.
2. Nồng độ Clo được cho phép trong nước hồ bơi
Trong bể bơi, Clo dư được dùng để xử lý nước bể bơi, cụ thể khử trùng, ức chế sự phát triển của rêu tảo, cân bằng nồng độ pH, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Theo quy định, nồng độ Clo dư trong nước ở ngưỡng 1-3 ppm là an toàn.
Clo dư trong nước có tác hại gì?
Như đã nói ở trên, Clo là chất có tính oxy mạnh, nếu bạn sử dụng nguồn nước có chứa lượng Clo cao hơn mức tiêu chuẩn 0,5 mg/l sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dễ nhận thấy nhất nước sử dụng sẽ có mùi hắc khó chịu, vị khó uống. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm như:
- Tổn thương hệ hô hấp, khó thở, tức ngực, chóng mặt.
- Tiếp xúc nhiều sẽ gây kích ứng da, mắt, gây nên các bệnh da liễu.
- Các bệnh liên quan đến hen suyễn, ung thư bàng quang.
- Trong môi trường bể bơi, nồng độ Clo quá cao sẽ khiến da bạn trở nên sạm hơn.
Cách đo Clo dư
Nồng độ Clo dư trong nước quá cao sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm? Vậy làm thế nào để biết trong nước có chứa nhiều Clo. Cùng tham khảo cách làm sau đây nhé:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cần thiết
- Bộ test nước chuyên dụng
- Lọ dung dịch thử oto
Bước 2: Tiến hành mẫu
Lấy mẫu nước sinh hoạt hoặc nước bể bơi cho ống nghiệm. Đối với nước bể bơi nên lấy mẫu nước ở dưới độ sâu khoảng 60cm so với mặt nước, điều này sẽ đem lại kết quả chính xác cao hơn.
Bước 3: Thử kết quả với dung dịch oto
Thực hiện nhỏ 1 -2 giọt dung dịch oto vào ống nghiệm có chứa nước mẫu. Đậy nắp ống nghiệm, lắc nhẹ để hỗn hợp trộn lẫn với nhau.
Bước 4: Kiểm tra trên thang đo
Bạn đợi khoảng 3-5 phút, để hỗn hợp đổi màu, sau đó đem so sánh màu nước với thang đo bên cạnh. Lưu ý nên so sánh nấc thang màu 0,6 – 1,5 và Br 1,3 – 3,4.
Lưu ý:
- Sau khi tiến hành kiểm tra nếu thấy nồng độ Clo trong nước sinh hoạt cao hơn 0.5mg/l cần bào lại với cơ quan cấp nước để có biện xử lý kịp thời.
- Còn đối với nước bể bơi:
- Nếu trong nước nồng độ Clo> 0,6 có thể Clo tự bay hơi.
- Nếu nồng độ Clo < 0,6 nên cho bổ sung thêm Clo bằng cách sử dụng Clo viên dạng 20g hoặc 200g. Và sau quá trình xử lý nước nên để tầm 4-5 tiếng để Clo bay hết mùi rồi mới sử dụng nhé.
Cách khử clo dư trong nước
1. Nước uống
Để có thể loại bỏ Clo trong nước uống bạn có thể đun sôi nước để Clo tự bay hơi, bởi hóa chất ở dạng khí. Hoặc bạn có thể sử dụng đến máy lọc nước, nên ưu tiên những loại có tích hợp màng lọc RO sẽ giúp khử Clo trong nước hiệu quả, đồng thời loại hết cặn chất, đảm bảo sức khỏe.
2. Nước thải
Nước thải chứa nhiều cặn chất, vì vậy đây là nơi có rất nhiều nồng độ Clo. Để khử Clo người ta có thể thực hiện các cách sau đây:
- Phương pháp tạo thác nước, đây là cách làm tiết kiệm chi phí.
- Sử dụng hóa chất.
- Ngoài ra bạn có thể để chúng tự bay hơi.
3. Nước bể bơi
Đối với nước bể bơi có rất nhiều cách, nhưng phổ biến là 4 phương pháp sau:
- Sử dụng các chất hóa học
- Sử dụng bộ lọc có chứa than hoạt tính.
- Sục khí ozone
- Đèn UV
Trong đó phương pháp sục khí ozone được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi cách thực hiện rất đơn giản, đem lại hiệu quả cao, không chỉ loại bỏ Clo mà còn có tác dụng khử trùng, giảm lượng chất rắn hòa tan.
Qua bài viết chúng tôi đã giải đáp những câu hỏi liên quan đến Clo dư là gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong các lĩnh vực đời sống. Mọi băn khoăn thắc mắc quý vị có thể liên hệ với Cristinacandela để được giải đáp.
Xem thêm các bài viết hóa chất khác: