Trong hóa học có rất nhiều bài tập liên quan đến công thức tính nồng độ. Tuy nhiên với nhiều người, việc tìm kiếm công thức chuẩn là điều không hề đơn giản. Bài viết của Cristinacandela sẽ chia sẻ đến bạn những công thức chuẩn nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!
Nồng độ là gì?
Nồng độ là một đại lượng thể hiện cho lượng hóa chất có trong hỗn hợp và thường sẽ là dung dịch.
Dung dịch hiện nay gồm có chất tan, dung môi. Trong trường hợp chất tan trong một dung môi cố định càng nhiều, thì nồng độ sẽ càng cao. Nồng độ sẽ đạt giá trị cao nhất khi dung dịch ở trạng thái bão hòa, điều này đồng nghĩa với việc chất tan không thể hòa tan vào dung dịch được nữa.
Nồng độ phần trăm là gì?
Nồng độ phần trăm thể hiện cho số gam chất tan trong 100g dung dịch và thường được ký hiệu là C%.
C% là ký hiệu của nồng độ phần trăm
Công thức tính nồng độ phần trăm
Để tính nồng độ phần trăm của một chất nào đó trong dung dịch, chúng ta áp dụng công thức sau:
C% = mct/mdd x 100%
Trong dó:
- C%: Nồng độ phần trăm.
- mct: Khối lượng chất tan.
- mdd: Khối lượng dung dịch
Ngoài ra chúng ta cũng có công thức sau:
mdd = mct + mdm
Trong đó mdm chính là khối lượng của dung môi.
Cách sử dụng công thức tính nồng độ phần trăm
Đối với những câu hỏi yêu cầu về tính nồng độ % các chất có trong một dung dịch nào đó, chúng ta thực hiện theo các bước dưới đây:
– Bước 1: Xác định chính xác các chất có trong dung dịch.
– Bước 2: Xác định khối lượng dung dịch sau khi quá trình phản ứng kết thúc dựa vào công thức sau:
mdd = khối lượng các chất tan cho vào dung dịch + khối lượng dung môi – khối lượng chất kết tủa – khối lượng chất khí
– Bước 3: Tính khối lượng chất tan.
– Bước 4: Tính C% dựa vào công thức phần trăm đã chia sẻ ở trên.
Sử dụng công thức tính C% như thế nào?
Một số lưu ý khi tính nồng độ phần trăm của dung dịch
Để có thể tính được C% một cách chuẩn nhất, cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:
- Đọc kỹ thông tin để xác định chính xác khối lượng các chất đã cho và cần tính toán khối lượng các chất cần tìm.
- Luôn luôn ghi nhớ đúng công thức để tránh nhầm lẫn với những công thức tính toán khác.
- Quá trình tính toán cần diễn ra cẩn thận, tỉ mỉ, tránh sai sót.
Cần lưu ý gì khi tính C%
Một số bài toán tính nồng độ dung dịch
Với mục đích giúp các bạn có thể dễ dàng vận dụng công thức tính nồng độ dung dịch đã được chia sẻ, chúng tôi sẽ đưa ra một số bài tập vận dụng cụ thể:
Bài tập 1: Cho 20g NaCl tác dụng với 40g nước. Tính C% của dung dịch.
Áp dụng công thức trên ta có:
mdd = mct + mdm = 20 + 40 = 60 gam
=> C% = mct/mdd x 100% = 20/60 x 100%= 33,3 %.
Bài tập 2: Cho 10g đường hòa tan vào 40g nước. Tính C% dung dịch thu được.
mdd = mct + mdm = 10 + 40 = 50 gam
=> C% = mct/mdd x 100% = 10/50 x 100%= 20 %.
Nồng độ mol là gì?
Nồng độ mol là đại lượng thể hiện cho số mol của một chất tan và thể tích của dung dịch và thường được ký hiệu là CM.
Công thức tính nồng độ mol (Molan)
Công thức tính nồng độ Molan dựa vào số mol và thể tích, khối lượng và thể tích, hoặc số mol và ml.
CM=n/V
Lưu ý, đối với đơn vị là thể tích cần phải quy đổi sang lít.
Công thức tính CM
Cách sử dụng công thức tính nồng độ mol
Để sử dụng công thức này hiệu quả, chúng ta cần căn cứ vào số mol và thể tích, khối lượng và thể tích, hay số mol và ml. Cụ thể như sau:
Công thức tính CM của dung dịch với số mol và thể tích
Nồng độ mol = số mol chất tan / số lít dung dịch
Công thức tính CM của dung dịch từ khối lượng và thể tích
Nồng độ mol = nồng độ chất tan / số lít dung dịch
Công thức tính CM từ số mol và ml dung dịch
Nồng độ mol = số mol chất tan / số lít dung dịch
Lưu ý khi áp dụng công thức tính nồng độ mol của dung dịch
Khi thực tính tính CM, các bạn cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:
- Áp dụng đúng công thức như vừa chia sẻ.
- Khi tính CM từ khối lượng và thể tích cần phải tính số mol chất tan trước, sau đó mới tính CM theo công thức.
- Để có thể tính được CM dung dịch, chúng ta cần phải tính được số mol của chất tan cũng như thể tích của dung dịch tham gia phản ứng.
Tính CM cần lưu ý gì?
Một số bài toán tính nồng độ mol
Chúng tôi sẽ chia sẻ một số bài tập về cách tính CM để các bạn dễ hiểu:
Bài tập 1: Tính CM của dung dịch chứa 0,75 mol Natri Clorua trong 4,2l dung dịch.
Áp dụng công thức trên ta có: CM = 0,75 / 4,2 = 0,179 (mol/l)
Bài tập 2: Tính CM của dung dịch khi cho 3,4 g KMnO4 hòa tan trong 5,2l nước.
– Số mol của KMnO4 = số gam chất tan / phân tử khối của chất tan = 3,4 / 158 = 0,0215 mol
=> CM = 0,0215 / 5,2 = 0,004 (mol/l)
Một số công thức tính nồng độ phổ biến khác
Ngoài những công thức trên thì còn một số công thức khác cũng được sử dụng phổ biến như:
– Công thức tính nồng độ pH: pH = -log [H+]
Trong đó:
- [H+] chỉ hoạt độ ion H+ với đơn vị đo là mol/lít.
- Log là logarit cơ số 10 và pH là thang đo chỉ số của axit.
– Công thức tính nồng độ đương lượng E = M/n
Trong đó: E là đương lượng gram
- n là số mol
- M là khối lượng
Mối quan hệ giữa nồng độ phần trăm và các nồng độ dung dịch khác
Mối liên hệ giữa C% và CM của chất tan có phân tử khối M được thể hiện qua công thức dưới đây:
CM=10.D.C%/M
Chúng tôi vừa cùng bạn đi tìm công thức tính nồng độ. Hy vọng với công thức vừa được chia sẻ có thể giúp quá trình tính toán của các bạn diễn ra thuận tiện hơn. Đừng quên ghé qua Cristinacandela để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.