Tất cả bài viết của Nguyen Tra

Axít Sunfuric là gì?

Axít Sunfuric – H2SO4 là gì? Tính chất hóa học & lưu ý sử dụng

Axít Sunfuric là chất gì? Tính chất hóa học của chất này là gì? Ứng dụng ra sao? Khi sử dụng và bảo quản acid sulfuric cần lưu ý gì? Nếu bạn đang thắc mắc về các vấn đề trên hãy theo dõi ngay bài viết này của Cristinacandela nhé!

Axít Sunfuric là gì?

Axít Sunfuric là gì?

Axít Sunfuric có công thức hóa học là H2SO4 là một loại axit vô cơ được tạo thành từ các nguyên tố: hidro, oxi, lưu huỳnh (S). H2SO4 loại axit dạng lỏng, không màu không mùi và sánh, có thể hòa tan trong nước.

H2SO4 có tính acid mạnh và tính ăn mòn cao. Và nếu Axit sunfuric ở nồng độ cao, no có tính chất khử nước và oxy hóa. H2SO4 cũng hút ẩm, dễ dàng hấp thụ hơi nước từ không khí. Khi tiếp xúc, Acid sulfuric có thể gây bỏng hóa chất nghiêm trọng và thậm chí bỏng nhiệt thứ cấp; nó rất nguy hiểm ngay cả ở nồng độ vừa phải.

Ứng dụng phổ biến nhất của Acid Sulfuric là sản xuất phân bón. Nó cũng là một hóa chất quan trọng trong công nghiệp hóa chất. Ứng dụng chính ngoài sản xuất phân bón là chế biến khoáng sản, lọc dầu, xử lý nước thải, hóa muối các kim loại mạnh hơn Cu và tổng hợp hóa học. Nó có một loạt các ứng dụng cuối cùng bao gồm cả chất tẩy rửa có tính acid trong nước và làm chất điện phân trong pin acid-chì và trong các chất tẩy rửa khác nhau.

Cấu trúc phân tử H2SO4

Cấu trúc phân tử của H2SO4

Cấu trúc phân tử của H2SO4

Tính chất vật lý Axit sunfuric (H2SO4)

Axít H2SO4 được tồn tại ở dạng chất lỏng với các tính chất vật lý cụ thể như sau:

  • Phân tử gam: 98,078 g/mol
  • Nhiệt độ nóng chảy: 10 °C, 283 K
  • Nhiệt độ sôi: 338 °C
  • Không màu, không mùi, sánh nhớt
  • Nặng hơn nước, khó bay hơi
  • Tan vô hạn trong nước
  • Khi ở dạng đặc sẽ hút nước và tỏa nhiệt nhiều
  • Có khả năng ăn mòn và than hóa các hợp chất hữu cơ

Mặc dù có thể sản xuất acid sulfuric 100%, nhưng nó sẽ mất SO3 ở điểm sôi để tạo ra acid 98,3%. Acid 98% cũng ổn định hơn khi lưu trữ, vì nó là dạng thông thường của acid sulfuric đậm đặc. Các nồng độ khác của acid sulfuric được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Một số nồng độ phổ biến là:

  • 10%, acid sulfuric loãng dùng trong phòng thí nghiệm.
  • 33,5%, acid cho ắc quy (sử dụng trong các ắc quy acid-chì)
  • 62,18%, acid trong bể (chì) hay để sản xuất phân bón
  • 77,67%, acid trong tháp sản xuất hay acid Glover.
  • 98%, đậm đặc

Tính chất hóa học

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về axit H2SO4, chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về tính chất hóa học của chất này như sau.

1. Dạng loãng

Axit sunfuric loãng àm quỳ tím hóa đỏ và có các phản ứng nổi bật sau:

H2SO4 tác dụng với kim loại (trừ Pb) tạo ra muối và giải phóng khí hidro:

2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2

Phản ứng với oxit bazơ tạo thành muối mới:

AlO + H2SO4 (loãng) → AlSO4 + H2O

Tác dụng với bazơ để cho ra muối mới và nước, ví dụ H2SO4 ra Na2SO4

NaOH + H2SO4 (loãng) → NaHSO4 + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4

Phản ứng với muối để tạo ra muối mới:

Na2CO3 +H2SO4 (loãng) → Na2SO4 + H2O + CO2

2. Dạng đặc

Với nồng độ cao hơn, Axit sunfuric đặc có tính oxi hóa vô cùng mạnh, có thể tác dụng với nhiều chất khác nhau:

Tác dụng được với đồng để tạo thành muối đồng và giải phóng ra khí có mùi sốc:

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Phản ứng với phi kim như các bon và lưu huỳnh để tạo oxit axit:

S + 2H2SO4 → 3SO2↑ + 2H2O

C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2

Có khả năng tác dụng với chất khử cho ra muối và nước:

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O

2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 2H2O

Tác dụng với hợp chất hữu cơ (đường) sẽ dẫn tới hiện tượng sôi trào và biến này đường thành màu đen:

C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

Tính chất hóa học của H2SO4

Tính chất hóa học của H2SO4

H2SO4 là chất điện li mạnh hay yếu?

Acid sulfuric ở dạng khan là một chất lỏng phân cực, có hằng số điện môi khoảng 100. Vì vậy nó có khả năng tự phân ly bằng cách tự proton hóa chính nó. Phương trình như sau:

2 H2SO4 → H3SO4+ + HSO4

Với khả năng điện li mạnh, H2SO4 là một chất dẫn điện tốt và đồng thời là một dung môi phù hợp cho nhiều phản ứng khác nhau.

Điều chế Axit sunfuric (H2SO4)

Có nhiều cách để điều chế acid sulfuric khác nhau, tuy nhiên dưới đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn phương pháp điều chế đơn giản và phổ biến nhất. Hãy theo dõi thông tin ngay dưới đây nhé!

Bước 1: Đốt quặng sắt để thu được khí SO2:

4FeS2 + 11O2 → 8SO2 + 2Fe2O3

Bước 2: Cho SO2 thu được tác dụng với O2 để tạo ra SO3 (Điều kiện phản ứng: 400 – 500 độ C, xúc tác V2O5):

2SO2 + O2 → 8SO3

Bước 3: Cho SO3 tác dụng với H2SO4 đặc để tạo thành oleum:

H2SO4.nSO3: nSO3 + H2SO4 → H2SO4 .nSO4

Bước 4: Pha loãng oleum với 1 lượng H2SO4 thích hợp:

H2SO4 .nSO3 + (n+1) H2O→ (n+1)H2SO4

Ứng dụng của Axit sunfuric

Axit H2SO4 được sử dụng đa dạng trong đời sống đặc biệt là các ngành công nghiệp. Dưới đây là thông tin chi tiết:

1. Xử lý nước thải

Được xem là chất oxi hóa mạnh, hóa chất này dùng trong các nhà máy xử lý nước nước thải với công dụng cải thiện mùi nước, loại bỏ tạp chất và cân bằng thành phần nước. Cụ thể axit sunfuric có khả năng các loại ion Mg2+, Ca2+ trong nước thải.

2. Sản xuất hóa chất công nghiệp

Để sản xuất các hóa chất quan trọng như axit photphoric, hydrochloric, axit nitric,… thì không thể không sử dụng đến H2SO4.

3. Dùng trong các ngành công nghiệp

Hiện nay có rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau đang sử dụng loại hóa chất này:

  • Sản xuất kim loại đồng, thép, kẽm, giaven,…
  • Chế tạo thuốc nhuộm, thuốc nổ, chất dẻo hoặc dược phẩm
  • Sử dụng trong các ắc quy, axit chì,…

4. Ứng dụng trong ngành sản xuất phân bón

Khoảng 60% lượng axit trên toàn cầu hiện nay được sử dụng để sản xuất ra axit photphoric. Nhờ vậy mà có thể tạo ra các các loại phân vô cơ khác nhau, bổ sung dưỡng chất cho cây trồng phát triển,…

5. Đối với phòng thí nghiệm

H2SO4 đặc và H2SO4 loãng là hóa chất không thể thiếu trong các phòng thí nghiệm. Nó được dùng để tạo kết tủa, điều chế và phân biệt các chất khác nhau,…

Ứng dụng của axit H2SO4 trong thực tiễn

Ứng dụng của axit H2SO4 trong thực tiễn

Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản axit sunfuric

Đây là loại axit mạnh, rất độc hại cho con người nên khi sử dụng và bảo quản bạn cần phẩn tuân thủ tuyệt đối các quy tắc an toàn. Không chỉ vậy, người dùng cũng cần lưu ý các vấn đề như sau:

1. Lưu ý khi sử dụng H2SO4

Để tránh bị bỏng, ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng và tiếp xúc với loại axit này bạn cần lưu ý:

  • Khi pha loãng H2SO4 với nước cần đỏ nước nhẹ nhàng vào axit để đảm bảo an toàn, tránh làm theo chiều ngược lại.
  • Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất này nwh: găng tay, khẩu trang, kính, ủng…
  • Không đổ trực tiếp Axit sunfuric ra khỏi bình chứa vì rất nguy hiểm
  • Sử dụng pipet dày với nút cao su để đảm bảo an toàn, tránh gây bỏng tay.
  • Không đổ thẳng axit và chai lọ chứa dễ bắn ra bên ngoài gây bỏng thứ cấp.
  • Nếu đun nóng H2SO4 cần trang bị mặt nạ phòng độc vì nó sẽ sinh ra khi SO2 và SO3 độc hại.

Lưu ý khi sử dụng axit H2SO4

Lưu ý khi sử dụng axit H2SO4

2. Lưu ý khi bảo quản

Đã không không ít tình trạng bảo quản sai cách háo chất dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ với con người mà còn với môi trường xung quanh. Dưới đây là những điều bạn cần làm được khi bảo quản axit H2SO4

  • Bảo quản axit H2SO4 vào chai lọ, thùng nhựa hoặc phuy có nắp đậy kín
  • Tuyệt đối không đựng axit và bình làm từ kim loại bởi rất dễ bị ăn mòn và gây rò rỉ ra bên ngoài.
  • Để hóa chất ở phòng chứa riêng khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời tác dụng trực tiếp.
  • Không để H2SO4 gần các nơi chứa chất khử; kim loại, bazo hoặc axit gây cháy nổ vô cùng nguy hiểm.

Lưu ý khi bảo quản axit H2SO4

Lưu ý khi bảo quản axit H2SO4

Axit sunfuric mua ở đâu chất lượng?

Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp axít sunfuric kém chất lượng nên khi sử dụng gây nguy hiểm khôn lường. Vì vậy bạn hãy lựa chọn Cristinacandela – địa chỉ uy tín cung cấp H2SO4 chất lượng. Chúng tôi đảm bảo cho người tiêu dùng về chất lượng và giá thành. Không chỉ vậy, bạn còn luôn được tư vấn và phục vụ nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên của chúng tôi. Để đặt mua sản phẩm chất lượng, giá rẻ hãy liên hệ ngay đến Cristinacandela nhé!

Như vậy, Axít sunfuric là hóa chất quan trọng đặc biệt là trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên đây là loại hóa chất có tính ăn mòn cực cao, nên khi sử dụng và bảo quản bạn cần ghi nhớ những lưu ý mà chúng tôi cung cấp ở trên nhé!

Đọc thêm các bài viết khác:

NaCl - Natri clorua là gì?

NaCl – Natri clorua là gì? Tính chất & Ứng dụng nổi bật

NaCl là chất được mọi người sử dụng hàng ngày trong đời sống mà ít người hiểu rõ về nó. Cùng CristinaCandela tìm hiểu chi tiết tính chất hóa học, vật lý và những ứng dụng trong đời sống thực tiễn của Natri Clodrua nhé! Bắt đầu ngay nào!

NaCl - Natri clorua là gì?

NaCl – Natri Clorua là gì?

NaCl có tên gọi là Natri chloride, Natri clorua, muối ăn, muối, muối mỏ, hay halide. Đây là một loại hợp chất vô cơ có trong chất lỏng ngoại tế bào và trong nước biển, đây chính là chất gây ra độ mặn cho đại dương. Muối ăn là chất quan trọng không thể thiếu trong đời sống con người, được sử dụng để sản xuất gia vị hay bảo quản thực phẩm,…

Natri clorua là khoáng chất thiết yếu cho sự sống trên Trái Đất. Phần lớn các mô sinh học và chất lỏng trong cơ thể chứa các lượng khác nhau của natri clorua. Nồng độ các ion natri trong máu có mối liên quan trực tiếp với sự điều chỉnh các mức an toàn của hệ cơ thể-chất lỏng. Sự truyền các xung thần kinh bởi sự truyền tính trạng tín hiệu được điều chỉnh bởi các ion natri. (Các ion kali – một kim loại có các thuộc tính rất giống natri, cũng là thành phần chính trong cùng các hệ cơ thể).

Dung dịch 0,9% natri clorua trong nước được gọi là nước đẳng trương hay dung dịch sinh lý học do nó là đẳng trương với huyết tương. Nó được biết đến trong y học như là normal saline. Dung dịch nước đẳng trương là cơ sở chính của phẫu thuật thay thế chất lỏng được sử dụng rộng rãi trong y học để ngăn chặn hay xử lý sự mất nước, hay để truyền ven để ngăn sốc do mất máu. (Theo Wikipedia)

Tính chất vật lý

Natri clorua tồn tại với cấu trúc tinh thể dạng lập phương. Đây là chất rắn có màu trắng, không mùi không cháy với các tính chất vật lý như sau:

  • Nhiệt độ nóng chảy: 801 độ C
  • Nhiệt độ sôi: 1465 độ C
  • Nguyên tử khối: 58,4 g/mol
  • Độ hòa tan trong nước: 35,9 g/100 ml (25 ℃)
  • Số CAS [7647-14-5]
  • Tỷ trọng và pha 2,16 g/cm3, rắn

Tinh thể nacl

Natri clorua tạo thành các tinh thể có cấu trúc cân đối lập phương. Trong các tinh thể này, các ion clorua lớn hơn được sắp xếp trong khối khép kín lập phương, trong khi các ion natri nhỏ hơn lấp vào các lỗ hổng bát diện giữa chúng. Mỗi ion được bao quanh bởi 6 ion khác loại. Cấu trúc cơ bản như thế này cũng được tìm thấy trong nhiều khoáng chất khác và được biết đến như là cấu trúc halide.

1. NaCl tan trong nước ko, có kết tủa không?

Theo bảng độ tan, NaCl là chất có khả năng tan trong nước đồng thời tan trong nhiều loại dung môi khác với thông số cụ thể như sau:

  • Độ tan trong nước: 35.6g
  • Độ tan trong dd Amoniac: 3.02g
  • Tan trong Methanol: 1.4g
  • Tan với Axit Fomic: 5.2g
  • Với Sulfolane: 0.005g
  • Tan trong Formamide: 9.4g
  • Tan trong Đimêtyl formamide: 0.04g
  • Mức tan trong Axêtônitril: 0.0003 g

Có nhiều người thắc mắc NaCl có kết tủa không. Câu trả lời là có! Khi cho HCl đặc vào dung dịch muối ăn bão hòa thì sẽ tạo thành kết tủa trắng. Nếu thêm nước vào kết quả của phản ứng trên thì kết tủa trắng tan và trở thành dạng dung dich.

NaCl tác dụng với HCl để tạo kết tủa

NaCl tác dụng với HCl để tạo kết tủa

2. NaCl có dẫn điện không?

Natri clorua là chất có khả năng dẫn điện. Tuy nhiên chúng chỉ dẫn điện khi tồn tại ở dạng dung dịch. Bởi lẽ, khi hoàn tan NaCl trong nước nó sẽ phân ly ra thành ion Na+ và Cl- vì vậy chất này có khả năng dẫn điện. Mặt khác NaCl nóng chảy cũng có khả năng dẫn điện.

Lưu ý muối Natri clorua không dẫn điện khi ở dạng rắn (tinh thể) hoặc dạng khan.

Tính chất hóa học

Để tìm hiểu rõ hơn về muối ăn, hãy cùng Cristinacandela khám phá xem NaCl có tính chất hóa học như thế nào nhé!

Na là một kim loại điển hình, Clo là một phi kim điển hình vì vậy liên kết hóa học trong phân tử NaCl là liên kết ion.

1. NaCl là chất điện li mạnh hay yếu?

NaCl là chất điện li mạnh. Tại sao lại như thế? Do NaCl có khả năng tan trong nước và phân ly tạo ra các ion âm Cl- và ion dương Na+. Cụ thể phương trình điện phân như sau:

NaCl → Na+ + Cl

2. NaCl làm quỳ tím chuyển màu gì?

Natri chloride là một loại muối trung tính với độ pH =7, chính vì vậy cho quỳ tím tác dụng với dung dịch NaCl thì sẽ không bị chuyển màu và giữ nguyên màu tím.

Muối Natri clorua không làm đổi màu quỳ tím

Muối Natri clorua không làm đổi màu quỳ tím

3. Các phản ứng hóa học tiêu biểu

Là một loại muối, ăn NaCl có đầy đủ tính chất hóa học của hợp chất vô cơ này như tác dụng với muối hay axit. Cụ thể như sau:

Muối ăn bị nhiệt phân để tạo ra natri và khí clo có màu vàng lục:

2NaCl → 2Na + Cl2

Có khả năng tác dụng với muối bạc nitrat để tạo ra kết tủa trắng:

AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

Tác dụng với axit sunfuric đặc với nhiệt độ phù hợp để tạo ra axit HCl:

H2SO4 + NaCl → HCl + NaHSO4

NaCl cộng gì ra NaOH? Điên phân dung dịch NaCl, chúng ta thu được NaOH, phương trình hóa học như sau:

NaCl + H2O → NaOH + H2 + Cl2

 

Vì sao NaCl có khả năng diệt khuẩn, sát trùng?

Trong thực tế người ta thường dùng Sodium chloride – NaCl để diệt khuẩn. Sở dĩ muối ăn có được khả năng này bởi chúng có nồng độ cao hơn nồng độ muối có trong vi khuẩn. Theo nguyên lý chất tan sẽ di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, vì thế NaCl sẽ thẩm thấu và đi vào tế bào vi khuẩn nhanh chóng và đây nước trong tế bào ra ngoài. Thiếu nước nên vi khuẩn sẽ chết.

Trên thực tế, sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch và rửa vết lượng, loại bỏ bụi bẩn chứ không có tác dụng diệt khuẩn như chúng ta vẫn lầm tưởng.

Ứng dụng của Sodium chloride

Sodium chloride có tính ứng dụng cao trong đời sống, giúp hỗ trợ con người trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của NaCl.

1. Xử lý, làm sạch nước bể bơi

Nhờ khả năng diệt khuẩn khử trùng màu Natri clorua được sử dụng rộng rãi trong nhiều bể bơi lớn nhỏ hiện nay. Chất này được sử dụng kết hợp với thiết bị điện phân muối để tăng cao hiệu quả sử dụng và đảm bảo an toàn cho con người.

Sử dụng muối ăn để làm sạch bể bơi

Sử dụng muối ăn để làm sạch bể bơi

2. Sử dụng trong công nghiệp

Đây là chất được nhiều ngành nghề sử dụng trong sản xuất như tạo lớp bảo vệ giày da trong sản xuất giày hay dùng để làm trắng trong chế biến cao su. Không chỉ vậy NaCl cũng là chất giúp hỗ trợ điều chế các chất khác nhau như Javen hay sản xuất đồng, nhôm, thép,…

Ứng dụng của muối mỏ trong sản xuất công nghiệp

Ứng dụng của muối mỏ trong sản xuất công nghiệp

3. Ứng dụng trong thực phẩm

NaCl là thành phần có trong các sản phẩm đồ gia vị như muối, nước mắm hay sử dụng để bảo quản thực phẩm như ướp cá để giữ được độ tươi ngon. Ngoài ra muối NaCl cũng có công dụng khử mùi tanh, giữ trái cây lâu hơn và hỗ trợ kiểm soát quá trình lên men của thực phẩm.

Muối NaCl dùng trong thực phẩm

Muối NaCl dùng trong thực phẩm

4. Trong y tế và sức khỏe con người

Natri cloride là chất sử dụng trong y tế để rửa sạch vết thương, sát trùng; giúp khử độc và chữa viêm họng hiệu quả. Đồng thời chất này cung cấp lượng muối khoáng cho cơ thể con người, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Sử dụng muối trong y tế

Sử dụng muối trong y tế

5. Đối với đời sống

Muối natri clorua trở thành mẹo vặt của nhiều người trong đời sống như dùng để giúp hoa tươi lâu hơn, làm sách các đồ thủy tinh, thớt; khử mùi hôi giày và có tác dụng đuổi kiến.

Ngoài ra muối natri clorua còn có tác dụng làm tăng băng băng tuyết trên đường, giữ đá lâu tan hơn,…

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản NaCL

Natri Chloride cách sử dụng dụng và bảo quản đơn giản, dễ dàng. Tuy nhiên bạn cũng cần ghi nhớ các lưu ý quan trọng sau:

  • Là chất dễ tan khi gặp nước nên cần bảo quản muối mỏ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
  • Cất trữ chất trong hộp có nắp đậy hoặc bao bì, túi nilon kín.
  • Sử dụng NaCl trong y tế cần tuân thủ tuyệt đối theo liều lượng của bác sĩ, tránh tự ý dùng có thể dẫn đến các ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sản xuất và điều chế Natri Clorid

Muối NaCl trong tự nhiên thường có nguồn gốc tại các miệng núi lửa, đá hoặc trong nước biển. Người ta thường khai thác muối bằng cách:

  • Ở các mỏ: khoan các lỗ và bơm dung dịch từ dưới lòng đất lên để kết tinh thành muối ăn.
  • Trong nước biển: Đun sôi hoặc phơi nắng tự nhiên để muối kết tinh dạng tinh thể rắn.

Trong phòng thí nghiệm để điều chế muối NaCl, người ta có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể:

Cho clo và Natri tác dụng trực tiếp với nhau:

2Na + Cl2 →  2NaCl

Tác dụng axit HCl với bazơ NaOH 0.01M để tạo ra NaCl:

HCl + NaOH → H2O + NaCl

Cho muối BaCl2 tác dụng với muối Na2SO4:

BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4

Như vậy, NaCl là chất quan trọng trong đời sống con người, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Mong rằng với các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp chất vô cơ này. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ Cristinacandela trong các bài viết tiếp theo nhé!

Bài viết cũ hơn:

NaOH tác dụng được với những chất nào?

NaOH tác dụng được với những chất nào [CHI TIẾT PTHH]

Bạn có đang thắc mắc NaOH tác dụng được với những chất nào hay không? Chất nào không tác dụng với NaOH? Chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về chủ đề này, cũng dõi theo ngay nào!

NaOH tác dụng được với những chất nào?

NaOH tác dụng được với những chất nào?

Natri hidroxit có ký hiệu hóa học là NaOH thường được gọi là xút hoặc xút ăn da. NaOH tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, hút ẩm mạnh và tan nhiều trong nước. Dung dịch NaOH phản ứng được với các chất sau:

#1: NaOH tác dụng với oxit axit tạo ra muối và nước

Ta có phương trình phản ứng hóa học: NaOH + oxit axit → Muối và nước

Natri hidroxit có thể tác dụng với một số oxit axit trung bình yếu như NO2, SO2, CO2, CO.. Tùy theo tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng mà sản phẩm muối thu được sau phản ứng có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai.

Ta có phương trình hóa học:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O

3NaOH + P2O5 → Na3PO4↓ + 3H2O

CO + 2NaOH → Na2CO2 + H2O

NaOH + SiO2 → Na2SiO3 (gọi là phản ứng ăn mòn thủy tinh)

NaOH + CO2 →NaHCO3

#2: NaOH tác dụng với axit cũng tạo ra muối và nước

NaOH là một bazơ mạnh nên khi tác dụng với axit sẽ tạo ra muối tan và nước. Đây là phản ứng trung hòa, xảy ra phương trình: NaOH + axit →  Muối + nước. Chất tác dụng với NaOH như HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4, HNO3, H2CO3…

Ta có phương trình hóa học:

NaOH + HCl→ NaCl + H2O

NaOH + HNO3→NaNO3 + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 +3H2O

2NaOH + H2CO3 → Na2CO3+ 2H2O

#3: NaOH tác dụng với muối

Natri hidroxit khi phản ứng với dung dịch muối sẽ tạo ra muối mới và bazơ mới với điều kiện cụ thể.

Phản ứng sẽ xảy ra khi muối tham gia phải là muối không tan, hoặc bazơ sau phản ứng tạo thành phải là bazơ không tan. Chất phản ứng với NaOH như CuSO4, MgSO4, MgCl2, FeCl3…., Ta có phương trình:

Ta có phương trình hóa học:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2⏐↓

NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2 +Na2SO4

2NaOH + MgCl2  →2NaCl+ Mg(OH)2

FeCl3 + 3NaOH →Fe(OH)3+ 3NaCl

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

2NaOH + FeSO4 → Na2SO4+ Fe(OH)2↓ nâu đỏ

NaOH tác dụng với muối

NaOH tác dụng với muối

#4: NaOH tác dụng với một số phi kim như Si, C, S…

Các chất tác dụng với NaOH có thể kể đến như Si, C, P, S.. hay một số halogen tạo ra muối sau phản ứng. Ta có phương trình phản ứng hóa chọc cụ thể sau:

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑

C + NaOH nóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑

4P trắng + 3NaOH  +  3H2O →  PH3↑ +  3NaH2PO2

Cl2 + 2NaOH →  NaCl + NaClO + H2O

3Cl2 +  6NaOH →  NaCl + NaClO3 + 3H2O

Các chất phản ứng được với dung dịch NaOH như là: Nhôm (Al), kẽm (Zn), beri (Be), thiếc (Sn) , chì (Pb),.. đều là các kim loại lưỡng tính. Ta có phương trình:

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O 

NaOH + Al(OH)3→ NaAlO2  + 2H2O

Chất được tạo ra trong dung dịch có thể viết thành:

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Ngoài ra, dung dịch NaOH có phản ứng với dung dịch NaHCO3 tạo ra Na2CO3 – một hóa chất dùng trong ngành sản xuất công nghiệp để nấu thủy tinh, xà phòng, làm giấy… Ta có phương trình sau:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

#5: NaOH tác dụng với nước

NaOH khi hòa tan trong dung môi như nước (H2O) sẽ tạo thành Bazơ mạnh sau phản ứng. Dung dịch này có tính ăn mòn rất cao và có khả năng làm bục vải, giấy. Độ hòa tan của hóa chất này trong môi trường nước là 111 g/100 ml (20 °C). Vì vậy, NaOH được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hiện nay.

NaOH không tác dụng với chất nào?

Vì NaOH là hidroxit thuộc họ bazơ nên không tác dụng được với oxit bazơ như FeO, MgO..

NaOH không tác dụng với chất nào? Các chất kể đến như NaAlO2, Na2CO3, NaCl, KNO3, H2, CH3​NH2​, C6H5NH2…

Chất không tác dụng với NaOH là C6H5CH2OH, C2H4. Ancol metylic (CH3OH) không có phản ứng với dd NaOH.

NaOH không tác dụng với chất nào?

NaOH không tác dụng với chất nào?

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cho người dùng “NaOH tác dụng được với những chất nào?” một cách chi tiết nhất. Hy vọng, thông tin trên đã mang lại những kiến thức bổ ích cho người dùng. Bạn muốn biết thêm nhiều hóa chất tương tự, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo nhé!

Đọc thêm các bài viết liên quan:

Phèn chua có công thức là gì

Phèn chua có công thức là gì? Thông tin đầy đủ nhất (FUlL)

Phèn chua có công thức là gì? Tinh chất hóa học – vật lý của phèn chua như thế nào? Phèn chua có ứng dụng gì trong đời sống hiện nay? Bạn cũng có chung thắc mắc trên, bài viết này của CristinaCandela sẽ giải đáp các vấn đề một cách chi tiết nhất.

Phèn chua có công thức là gì

Phèn chua có công thức là gì?

Phèn chua là nguyên liệu quen thuộc được mọi người sử dụng phổ biến hàng ngày. Công thức hóa học của phèn chua là KAl(SO4)2. Đây là sự kết hợp muối sunfat kép của kali và nhôm KAl(SO4)2, được tìm thấy ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử nước với công thức phèn chua: KAl(SO4)2•12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Tính chất hóa học của Phèn chua?

Công thức của phèn chua là KAl(SO4)2. Trong thành phần phèn chua có chứa muối sunfat kép của nhôm và kali. Vì vậy, khi người dùng cho nhôm sunfat tác dụng với nước, sản phẩm sau phản ứng tạo ra là muối kết tủa Al(OH)3 có khả năng kết dính các hạt bụi trong nước, tạo thành các hạt có kích thước lớn chìm xuống nước dễ dàng. Vì vậy, nhiều người ứng dụng phèn chua trong việc xử lý tình trạng nước bị vẩn đục.

Ta có phương trình phản ứng sau:

3AL + 3H2O → Al(OH)3 + 3H

Tính chất hóa học của Phèn chua?

Tính chất vật lý của KAl(SO4)2?

Phèn chua hay còn gọi là Kali Alum được biết với nhiều tên gọi như minh thạch, vũ trạch, khô phàn, sinh phàn, mã xĩ phàn…, được chúng ta sử dụng khá nhiều trong đời sống với tính chất vật lý như sau:

  • Phèn chua công thức là KAl(SO4)2 tồn tại ở dạng tinh thể, có màu sắc đặc trưng không màu hoặc có màu trắng.

Phèn chua tồn tại ở dạng tinh thể có màu trắng hoặc không màu

  • Phèn chua có vị chát, chua, tan nhiều trong nước nóng, ít tan trong nước lạnh.
  • Phèn chua không tan trong cồn, có nhiệt độ sôi cao, lên tới 200 độ C.
  • Nhiệt độ nóng chảy của phèn chua vào khoảng 92 – 93 độ C.
  • KAl(SO4)2 có khối lượng riêng: 1,725 g/cm3 và có khối lượng phân tử gam: 258,207 g/mol.
  • Phèn chua không gây độc hại cho sức khỏe con người vì chỉ chứa khoảng 10% nhôm.

Ứng dụng của phèn chua trong đời sống?

Phèn chua được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, y học và trong chế biến thực phẩm, cụ thể:

1. Ứng dụng trong công nghiệp

  • Phèn chua được dùng để lọc nước an toàn, hiệu quả khi trong phèn có chứa muối sunfat kép của nhôm và kali. Khi nhôm phản ứng với nước sẽ tạo ra chất kết tủa Al(OH)3 có công dụng kết dính cát bụi trong nước, làm chúng chìm xuống đáy.

2. Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy

  • Trong công nghiệp giấy, nhôm sunfat được cho vào giấy cùng muối ăn, nhôm clorua tạo nên phản ứng thủy phân khiến giấy viết không bị nhòe mực khi viết.
  • Trong công nghiệp dệt, sử dụng phèn chua như một chất cắn màu, tránh phai màu của vải. Bạn cũng có thể ngâm quần áo dễ phai màu trong phèn, giữ màu được bền lâu hơn.

Ứng dụng phèn chua trong công nghiệp sản xuất giấy

3. Ứng dụng trong y học

  • Phèn chua có tác dụng giải độc, chữa các bệnh về dạ dày, nước ăn chân tay, khử mùi hôi nách, hôi chân hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, phèn chua còn được dùng để điều trị một số bệnh như viêm tai giữa, viêm âm đạo, lở loét miệng, sát trùng ngoài da… an toàn.
  • Người dùng còn sử dụng phèn chua như một nguyên liệu để điều chế thuốc chữa đau mắt, đau răng, cầm máu, các loại xuất huyết…

4. Ứng dụng chế biến thực phẩm

  • Phèn chua được biết đến với công dụng tạo độ trắng và làm giòn cho thực phẩm như dưa chua, mứt… hoặc giảm vị the đắng trong vỏ bưởi khi bạn muốn nấu chè thanh mát cho gia đình.
  • Nếu bạn ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5% trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút sẽ giúp trứng tươi lâu hơn.

Ngâm trứng trong phèn chua giúp trứng tươi lâu hơn

  • KAl(SO4)2 còn được dùng để khử mùi hôi của lòng lợn hay các loại thực phẩm khác, giúp món ăn được chế biến sạch sẽ, an toàn hơn cho sức khỏe người dùng.
  • Phèn chua cũng được dùng như một chất bột nở khi làm bánh nướng. Bánh sẽ nở khi cho vào lò chứ không nở trong giai đoạn nào bột. Vì vậy, bánh trông ngon và đẹp mắt tự nhiên hơn.
  • Ngoài ra, để đảm bảo nguồn nước nấu ăn an toàn, bạn có thể cho phèn theo tỷ lệ nhất định giúp nước trong hơn.

Tóm lại, chúng tôi đã cung cấp những kiến thức hữu ích giúp bạn dễ dàng trả lời được câu hỏi “Phèn chua có công thức là gì?” cũng như các tính chất cơ bản của phèn chua. Bạn đọc có thêm thông tin quan trọng để sử dụng phèn chua đúng cách, khoa học hơn.

Xem thêm nội dung khác:

Công thức tính nồng độ

Công thức tính nồng độ dung dịch + mol | [VÍ DỤ] minh họa

Trong hóa học có rất nhiều bài tập liên quan đến công thức tính nồng độ. Tuy nhiên với nhiều người, việc tìm kiếm công thức chuẩn là điều không hề đơn giản. Bài viết của Cristinacandela sẽ chia sẻ đến bạn những công thức chuẩn nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!

Công thức tính nồng độ

Nồng độ là gì?

Nồng độ là một đại lượng thể hiện cho lượng hóa chất có trong hỗn hợp và thường sẽ là dung dịch.

Dung dịch hiện nay gồm có chất tan, dung môi. Trong trường hợp chất tan trong một dung môi cố định càng nhiều, thì nồng độ sẽ càng cao. Nồng độ sẽ đạt giá trị cao nhất khi dung dịch ở trạng thái bão hòa, điều này đồng nghĩa với việc chất tan không thể hòa tan vào dung dịch được nữa.

Nồng độ phần trăm là gì?

Nồng độ phần trăm thể hiện cho số gam chất tan trong 100g dung dịch và thường được ký hiệu là C%.

C% là ký hiệu của nồng độ phần trăm

C% là ký hiệu của nồng độ phần trăm

Công thức tính nồng độ phần trăm

Để tính nồng độ phần trăm của một chất nào đó trong dung dịch, chúng ta áp dụng công thức sau:

C% = mct/mdd x 100%

Trong dó:

  • C%: Nồng độ phần trăm.
  • mct: Khối lượng chất tan.
  • mdd: Khối lượng dung dịch

Ngoài ra chúng ta cũng có công thức sau:

mdd = mct + mdm

Trong đó mdm chính là khối lượng của dung môi.

Cách sử dụng công thức tính nồng độ phần trăm

Đối với những câu hỏi yêu cầu về tính nồng độ % các chất có trong một dung dịch nào đó, chúng ta thực hiện theo các bước dưới đây:

– Bước 1: Xác định chính xác các chất có trong dung dịch.

– Bước 2: Xác định khối lượng dung dịch sau khi quá trình phản ứng kết thúc dựa vào công thức sau:

mdd = khối lượng các chất tan cho vào dung dịch + khối lượng dung môi – khối lượng chất kết tủa – khối lượng chất khí

– Bước 3: Tính khối lượng chất tan.

– Bước 4: Tính C% dựa vào công thức phần trăm đã chia sẻ ở trên.

Sử dụng công thức tính C% như thế nào?

Sử dụng công thức tính C% như thế nào?

Một số lưu ý khi tính nồng độ phần trăm của dung dịch

Để có thể tính được C% một cách chuẩn nhất, cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Đọc kỹ thông tin để xác định chính xác khối lượng các chất đã cho và cần tính toán khối lượng các chất cần tìm.
  • Luôn luôn ghi nhớ đúng công thức để tránh nhầm lẫn với những công thức tính toán khác.
  • Quá trình tính toán cần diễn ra cẩn thận, tỉ mỉ, tránh sai sót.

Cần lưu ý gì khi tính C%

Cần lưu ý gì khi tính C%

Một số bài toán tính nồng độ dung dịch

Với mục đích giúp các bạn có thể dễ dàng vận dụng công thức tính nồng độ dung dịch đã được chia sẻ, chúng tôi sẽ đưa ra một số bài tập vận dụng cụ thể:

Bài tập 1: Cho 20g NaCl tác dụng với 40g nước. Tính C% của dung dịch.

Áp dụng công thức trên ta có:

mdd = mct + mdm =  20 + 40 = 60 gam

=> C% = mct/mdd x 100% = 20/60 x 100%= 33,3 %.

Bài tập 2: Cho 10g đường hòa tan vào 40g nước. Tính C% dung dịch thu được.

mdd = mct + mdm =  10 + 40 = 50 gam

=> C% = mct/mdd x 100% = 10/50 x 100%= 20 %.

Nồng độ mol là gì?

Nồng độ mol là đại lượng thể hiện cho số mol của một chất tan và thể tích của dung dịch và thường được ký hiệu là CM.

Công thức tính nồng độ mol (Molan)

Công thức tính nồng độ Molan dựa vào số mol và thể tích, khối lượng và thể tích, hoặc số mol và ml.

CM=n/V

Lưu ý, đối với đơn vị là thể tích cần phải quy đổi sang lít.

Công thức tính CM

Công thức tính CM

Cách sử dụng công thức tính nồng độ mol

Để sử dụng công thức này hiệu quả, chúng ta cần căn cứ vào số mol và thể tích, khối lượng và thể tích, hay số mol và ml. Cụ thể như sau:

Công thức tính CM của dung dịch với số mol và thể tích

Nồng độ mol = số mol chất tan / số lít dung dịch

Công thức tính CM của dung dịch từ khối lượng và thể tích

Nồng độ mol = nồng độ chất tan / số lít dung dịch

Công thức tính CM từ số mol và ml dung dịch

Nồng độ mol = số mol chất tan / số lít dung dịch

Lưu ý khi áp dụng công thức tính nồng độ mol của dung dịch

Khi thực tính tính CM, các bạn cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Áp dụng đúng công thức như vừa chia sẻ.
  • Khi tính CM từ khối lượng và thể tích cần phải tính số mol chất tan trước, sau đó mới tính CM theo công thức.
  • Để có thể tính được CM dung dịch, chúng ta cần phải tính được số mol của chất tan cũng như thể tích của dung dịch tham gia phản ứng.

Tính CM cần lưu ý gì?

Tính CM cần lưu ý gì?

Một số bài toán tính nồng độ mol

Chúng tôi sẽ chia sẻ một số bài tập về cách tính CM để các bạn dễ hiểu:

Bài tập 1: Tính CM của dung dịch chứa 0,75 mol Natri Clorua trong 4,2l dung dịch.

Áp dụng công thức trên ta có: CM = 0,75 / 4,2  = 0,179 (mol/l)

Bài tập 2: Tính CM của dung dịch khi cho 3,4 g KMnO4 hòa tan trong 5,2l nước.

– Số mol của  KMnO4 = số gam chất tan / phân tử khối của chất tan = 3,4 / 158 = 0,0215 mol

=> CM = 0,0215 / 5,2 = 0,004 (mol/l)

Một số công thức tính nồng độ phổ biến khác

Ngoài những công thức trên thì còn một số công thức khác cũng được sử dụng phổ biến như:

– Công thức tính nồng độ pH: pH = -log [H+]

Trong đó:

  • [H+] chỉ hoạt độ ion H+ với đơn vị đo là mol/lít.
  • Log là logarit cơ số 10 và pH là thang đo chỉ số của axit.

– Công thức tính nồng độ đương lượng E = M/n

Trong đó: E là đương lượng gram

  • n là số mol
  • M là khối lượng

Mối quan hệ giữa nồng độ phần trăm và các nồng độ dung dịch khác

Mối liên hệ giữa C% và CM của chất tan có phân tử khối M được thể hiện qua công thức dưới đây:

CM=10.D.C%/M

Chúng tôi vừa cùng bạn đi tìm công thức tính nồng độ. Hy vọng với công thức vừa được chia sẻ có thể giúp quá trình tính toán của các bạn diễn ra thuận tiện hơn. Đừng quên ghé qua Cristinacandela để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.